QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG HỌC NGHỀ

kết quả hình ảnh cho học việc

Với việc các Hiệp định thương mại thế hệ mới vừa được ký kết thì các doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm trong việc đào tạo nguồn nhân lực của mình để nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định pháp luật về hợp đồng học nghề.

Thứ nhất, quy định chung về hợp đồng học nghề

  • Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí.

Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

  • Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thoả thuận.
  • Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này.
  • Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động tham gia đánh giá kỹ năng nghề để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

Thứ hai các điều khoản cơ bản trong hợp đồng học nghề

  1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

  1. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
  • Nghề đào tạo;
  • Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;
  • Chi phí đào tạo;
  • Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;
  • Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
  • Trách nhiệm của người sử dụng lao động.
  1. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.

phapluatdoanhnghiep.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.