Người sử dụng lao động có được phép tạm dừng đóng BHXH cho người lao động không?

Người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động trong quá trình sử dụng lao động. Vậy doanh nghiệp có được phép tạm dừng đóng BHXH cho người lao động không? Nếu có thì đó là những trường hợp nào?

1. Điều kiện để người sử dụng lao động được tạm ngừng đóng BHXH

Điểm a Khoản 1 Điều 88  Luật Bảo hiểm xã hội có quy định:

“Trong trường hợp người lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng”

Đồng thời, tại Khoản 1, 2 Điều 16 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Các trường hợp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:

  • Tạm dừng sản xuất , kinh doanh từ một tháng trở lên do gặp khó khăn khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc do khủng hoảng, suy thoái kinh tế hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.
  • Gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa.
  • Điều kiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất

Người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất có một trong các điều kiện sau:

  • Không bố trí được làm việc cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên;
  • Bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa gây ra (không kể giá trị tài sản là đất)”

Như vậy, doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện nêu trên được phép xin tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, còn các loại khác thì vẫn phải đóng bình thường.

2. Thời gian tạm dừng đóng hưu trí và tử tuất

Thời gian tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất theo tháng là không quá 12 tháng. Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất người sử dụng lao động vẫn đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, quỹ nghề nghiệp. Hết thời hạn tạm ngưng đóng, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại Khoản 3 Điều 122 của Luật Bảo hiểm xã hội.

người sử dụng lao động có được phép tạm dừng đóng bhxh cho người lao động không?
Người sử dụng lao động có được phép tạm dừng đóng bhxh cho người lao động không?

3. Mức phạt đối với người sử dụng lao động khi không đóng BHXH cho người lao động

3.1. Xử phạt hành chính

Người sử dụng lao động có hành vi không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp sẽ bị phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng (Khoản 3 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, ngày 22/6/2013). Đây là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, trường hợp là tổ chức sẽ bị phạt bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Đồng thời, người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 4 Điều 26 Nghị định 95/2013/ND-CP:

  • Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng;
  • Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm. Trường hợp không đóng bảo hiểm xã hội quá 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội. (Khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

3.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự

ị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thực hiện các hành vi đủ yếu tố cấu thành Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định tại Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Điều luật quy định:

“Điều 216. Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

b) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

c) Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;

d) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;

c) Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.