Nghị quyết 27-NQ/TW sẽ có hiệu lực ngày 01/7/2024 không chỉ có tác động đến mức lương của cán bộ, công chức, viên chức mà cũng tác động trực tiếp đến mức lương cơ bản của người lao động. Cụ thể mức lương có sự điều chình như thế nào, cùng Luật Hùng Phúc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024
Căn cứ Nghị quyết số 27 của Bộ Chính trị, dưới đây là một số thay đổi về lương của người lao động trong doanh nghiệp như sau:
1.1. Tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2022
Theo tinh thần của Nghị quyết số 27, từ năm 2021 mức lương tối thiểu vùng sẽ được định kỳ điều chỉnh trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội và khả năng chi trả của doanh nghiệp, đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động cùng gia đình.
Do đó, từ ngày 01/7/2022, mức lương tối thiểu vùng đã được tăng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
Địa bàn doanh nghiệp | Mức lương tối thiểu vùng cũ | Mức lương tối thiểu vùng hiện hành | Mức tăng |
Vùng I | 4.420.000 | 4.680.000 | 260.000 |
Vùng II | 3.920.000 | 4.160.000 | 240.000 |
Vùng III | 3.430.000 | 3.640.000 | 210.000 |
Vùng IV | 3.070.000 | 3.250.000 | 180.000 |
1.2. Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024
Mới đây, trong phiên thảo luận về kết quả thực hiện trong năm 2023 và dự kiến về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024, các đại biểu quốc hội đã đề nghị Chính phủ chỉ đạo Hội đồng tiền lương quốc gia tiến hành thương lượng sớm nhằm tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động cùng thời điểm với thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực công.
Tức là, đại biểu này đề xuất cũng thực hiện tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động trong doanh nghiệp từ ngày 01/7/2024 tới đây.
2. Tác động của cải cách tiền lương đối với người lao động
2.1. Bổ sung mức lương tối thiểu vùng theo giờ
Theo tinh thần của Nghị quyết 27 năm 2018, khi cải cách tiền lương trong khu vực doanh nghiệp, bên cạnh việc tiếp tục thực hiện tăng lương tối thiểu vùng đáp ứng nhu cầu cuộc sống của người lao động, Bộ Chính trị còn đặt ra việc bổ sung quy định về mức lương tối thiểu vùng theo giờ.
Để thực hiện điều đó, cũng tại Nghị định 38 năm 2022, Chính phủ đã quy định cụ thể mức lương tối thiểu giờ như sau:
Doanh nghiệp thuộc vùng | Mức lương tối thiểu giờ |
Vùng I | 22.500 đồng/giờ |
Vùng II | 20.000 đồng/giờ |
Vùng III | 17.500 đồng/giờ |
Vùng IV | 15.600 đồng/giờ |
2.2. Tiền lương được nhận theo thỏa thuận với doanh nghiệp
Theo Nghị quyết 27, tiền lương phải được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động theo cơ chế thị trường đặt dưới sự quản lý của Nhà nước.
Do đó, mặc dù có quy định về mức lương tối thiểu vùng theo tháng, theo giờ nhưng Chính phủ vẫn sẽ giao quyền tự quyết trong chính sách tiền lương cho doanh nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp sẽ được tự quyết định thang, bảng lương cũng như định mức lao động.
Tuy nhiên, dù trả lương theo hình thức nào thì doanh nghiệp cũng phải đảm bảo mức lương cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu mà Nhà nước đã công bố.
Đồng nghĩa, khi cải cách tiền lương, Nhà nước sẽ không can thiệp vào cách tính lương, quy định thang, bảng lương, hình thức trả lương, tiền lương, tiền thưởng… của người lao động.
Chính sách tiền lương của người lao động sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận, thương lượng giữa người lao động và người sử dụng lao động căn cứ vào năng suất lao động, kết quả lao động và khả năng của doanh nghiệp.
LIÊN HỆ TƯ VẤN