Hướng dẫn thủ tục thay đổi người đứng đầu chi nhánh

Người đứng đầu một chi nhánh do doanh nghiệp bổ nhiệm và có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Vậy thủ tục thay đổi người đứng đầu chi nhánh được thực hiện như thế nào? Cùng Luật Hùng Phúc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Quy định pháp luật về người đứng đầu chi nhánh

Khoản 5 Điều 84 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền

  • Về chức danh, trong Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh không quy định rõ chức danh mà chỉ ghi là người đứng đầu chi nhánh. Người đứng đầu chi nhánh không bắt buộc phải là thành viên của công ty.
  • Về vai trò, quyền hạn, theo quy định tại khoản 5 Điều 84 Bộ Luật Dân sự 2015, người đứng đầu chi nhánh đại diện thực hiện nhiệm vụ của công ty theo uỷ quyền. Như vậy, giữa giám đốc chi nhánh và phía công ty sẽ tiến hành lập một văn bản uỷ quyền, trong đó quy định chi tiết quyền và nghĩa vụ, vai trò, phạm vi công việc của giám đốc chi nhánh.

Lưu ý: Người đứng đầu chi nhánh đại diện cho các giao dịch của chi nhánh trong phạm vi uỷ quyền.

Theo đó, người đứng đầu chi nhánh không đương nhiên có quyền đại diện cho chi nhánh mà quyền này chỉ phát sinh khi có ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của công ty.

Phạm vi ủy quyền như thế nào là do người đại diện theo pháp luật của công ty quyết định. Và trong bất cứ hoàn cảnh nào, công ty cũng có quyền hủy việc ủy quyền cho người đứng đầu chi nhánh.

Khi chi nhánh ký kết một số hợp đồng hoặc thực hiện một số công việc mà cần sự cho phép của công ty, người đứng đầu chi nhánh phải xuất trình được văn bản uỷ quyền của công ty cho chi nhánh.

Như vậy, người đứng đầu chi nhánh có thể được bổ nhiệm từ người ngoài công ty. Người đứng đầu chi nhánh chỉ được thực hiện các công việc trong phạm vi mà công ty uỷ quyền.

hướng dẫn thủ tục thay đổi người đứng đầu chi nhánh
Hướng dẫn thủ tục thay đổi người đứng đầu chi nhánh

2. Thủ tục thay đổi người đứng đầu chi nhánh

Khoản 2 Điều 62 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:

“2. Khi thay đổi các nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Trường hợp thay đổi người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện, kèm theo thông báo phải có bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.”

Như vậy, khi thay đổi người đại diện của chi nhánh, doanh nghiệp phải gửi thông báo thay đổi nội dung đăng ký chi nhánh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chi nhánh.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:

– Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh (Phụ lục II-9 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT).

– Bản sao giấy tờ pháp lý (CMND/CCCD/Hộ chiếu) của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh

– Trường hợp không phải chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp văn bản uỷ quyền kèm bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân:

+ Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.

+ Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong hai phương thức:

– Nộp tại Bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở KH&ĐT (Phòng ĐKKD) tỉnh/ thành phố nơi chi nhánh đặt trụ sở chính;

– Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia (Đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh bắt buộc nộp qua mạng).

* Thời gian giải quyết

03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

* Lệ phí giải quyết

Không mất lệ phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.