Việc quản lý tài sản doanh nghiệp là một trong những vấn đề về quản lý doanh nghiệp quan trọng mà doanh nghiệp luôn quan tâm. Trong bài viết dưới đây, Phapluatdoanhnghiep.vn xin chia sẻ tới quý bạn đọc về “ Quy trình quản lý tài sản doanh nghiệp”.
Thứ nhất, cần hiểu rõ tài sản doanh nghiệp là gì?
Tài sản là tất cả những nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát, nắm giữ và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. Tài sản được ghi trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp biểu hiện dưới hình thái vật chất như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, vật tư hàng hóa hoặc không thể hiện dưới hình thái vật chất như bản quyền, bằng sáng chế.
Thứ hai, về quy trình quản lý tài sản gồm các bước sau:
Bước 1: Lên kế hoạch quản lý mua sắm
Việc lên kế hoạch là bước đầu tiên trong chu trình quản lý tài sản của doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp xác định được những tài sản thật sự cần thiết để phục vụ cho việc sản xuất, kinh doanh của mình để không bị lãng phí, mua sẵm những tài sản không cần thiết.
Bước 2: Cập nhật, nhập mới tài sản của mình
Sau khi đã mua đủ số tài sản như trong kế hoạch của mình, doanh nghiệp tiến hành nhập kho, kiểm kê số tài sản mình, cập nhật các tài sản mới.
Bước 3: Xuất sử dụng tài sản
Với loại tài sản như công cụ lao động hay tài sản cố định, chủ doanh nghiệp cần thực hiện việc xuất tài sản, bàn giao cho người lao động để phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh. Việc xuất sử dụng tài sản giúp doanh nghiệp quản lý được tài sản để tiện theo dõi, quản lý tài sản.
Bước 4: Thu hồi, sửa chữa tài sản
Sau một khoảng thời gian đưa vào sử dụng, tài sản sẽ bị hao mòn hoặc hư hỏng, doanh nghiệp sẽ tiến hành thu hồi để sửa chữa tài sản.
Bước 5: Thanh lý tài sản
Tài sản sau khi sử dụng bị hao mòn hoặc công nghệ đã lỗi thời không còn phù hợp với mục đích sử dụng của doanh nghiệp nữa, doanh nghiệp sẽ tiến hành thanh lý tài sản.
Bước 6: Kiểm kê tài sản
Theo quy định của pháp luật hiện hành, doanh nghiệp phải tổ chức các đợt kiểm kê nhất định để rà soát về tình trạng tài sản của mình hoặc tùy vào loại tài sản và cách quản lý của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể tiến hành kiểm kê thường xuyên hơn.
LIÊN HỆ TƯ VẤN