Do một số nguyên nhân khác nhau, doanh nghiệp nhận thấy hoạt động kinh doanh không hiệu quả cần tạm dừng hoạt động trong một thời gian để tổ chức lại bộ máy. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp có thể tập trung giải quyết những khó khăn của doanh nghiệp, tìm cách huy động vốn để tái cơ cấu doanh nghiệp. Sau đây Luật Hùng Phúc xin tư vấn một số vấn đề cần lưu ý khi tạm ngừng kinh doanh như sau:
- Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Tạm ngừng kinh doanh là việc doanh nghiệp tạm thời không thực hiện những hoạt động kinh doanh trong một thời gian nhất địn, nghĩa là doanh nghiệp không được ký kết hợp đồng, không được xuất hóa đơn; hay có bất kỳ hoạt động nào khác trong thời gian tạm ngừng kinh doanh.
Để doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp cần gửi Thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh
Hồ sơ bao gồm:
+ Thông báo tạm ngừng hoạt động ;
+ Kèm theo thông báo phải có nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh.
+ Giấy ủy quyền;
+Giấy tờ pháp lý của người được ủy quyền nộp hồ sơ.
Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trở lại trước thời hạn thì phải thông báo với cơ quan nơi đã đăng ký tạm ngừng hoạt động, kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày hoạt động kinh doanh trở lại và phải thực hiện đầy đủ các quy định về thuế, nộp hồ sơ khai thuế, nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định.
Lưu ý: Sau khi hết thời hạn; doanh nghiệp phải hoạt động trở lại nếu không doanh nghiệp phải làm thủ tục gia hạn tạm ngừng kinh doanh hoặc giải thể, chuyển nhượng.
- Được tạm ngừng kinh doanh trong thời gian bao lâu?
Doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh với thời hạn tối đa 01 năm. Nếu chưa thể hoạt động trở lại, doanh nghiệp có thể tiếp tục thông báo tạm ngừng kinh doanh (lần thứ hai) gửi tới Phòng Đăng ký kinh doanh; thời hạn tạm ngừng kinh doanh lần thứ hai có tối đa là 01 năm.
Lưu ý: Số lần tạm ngừng kinh doanh là không giới hạn.
- Tạm ngừng kinh doanh có phải nộp tờ khai thuế hay không?
Theo điểm a, khoản 2 Điều 4 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định : Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.
Như vậy :
Tạm ngừng kinh doanh cả năm dương lịch thì không phải nộp lệ phí môn bài của năm tạm ngừng kinh doanh.
Ví dụ: Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh từ 01/01/2022 đến ngày 31/12/2022 thì doanh nghiệp không phải nộp hồ sơ khai thuế (gồm báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNCN,….) và không phải đóng lê phí môn bài cho năm 2022.
Trường hợp người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.
Ví dụ: Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh từ 15/09/2021 đến ngày 14/09/2022 thì doanh nghiệp vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế và lệ phí môn bài (không có kinh doanh nộp hồ sơ báo cáo thuế trắng)
Lưu ý: Người nộp thuế đăng không được đăng ký tạm ngừng hoạt động, kinh doanh khi cơ quan thuế đã có Thông báo về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
- Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có phải đóng BHXH?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.”
Như vậy, trường hợp doanh nghiệp tại thời điểm tạm ngừng kinh doanh, nếu vẫn phát sinh các khoản nợ về thuế, BHXH…thì vẫn phải tiếp tục thanh toán, chỉ trừ trường hợp doanh nghiệp và các bên có thoả thuận khác.
LIÊN HỆ TƯ VẤN