Phân biệt hợp đồng BCC và hợp đồng PPP

Hợp đồng BCC và hợp đồng PPP có sự khác biệt lớn về chủ thể tham gia, mục đích và đối tượng hợp đồng. Dưới đây là những tiêu chí so sánh cơ bản giữa hai loại hợp đồng này nhằm giúp nhà đầu tư lựa chọn hợp đồng phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình.

phân biệt hợp đồng bcc và hợp đồng ppp

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Đầu tư 2020;
  • Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020;
  • Nghị định 35/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
  Hợp đồng hợp tác kinh doanh

(BCC)

Hợp đồng hợp tác công tư

(PPP)

Khái niệm Hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế Là thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về việc Nhà nước nhượng quyền cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP thực hiện dự án PPP, bao gồm các loại hợp đồng sau đây:

a) Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT: Build – Operate – Transfer)

b) Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (BTO: Build – Transfer – Operate);

e) Hợp đồng Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh (BOO: Build – Own – Operate);

d) Hợp đồng Kinh doanh – Quản lý (O&M: Operate – Manage);

đ) Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ (BTL: Build – Transfer – Lease);

e) Hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao (BLT: Build – Lease – Transfer);

g) Hợp đồng hỗn hợp

Chủ thể hợp đồng Hoàn toàn là các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tư nhân có nhu cầu hợp tác với nhau cùng tìm kiếm lợi nhuận.

Các bên tự do tìm kiếm, thoả thuận, lựa chọn nhằm ký kết hợp đồng.

Một bên chủ thể là Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, một bên là tổ chức tư hay là các nhà đầu tư, doanh nghiệp tư nhân…

Nhà đầu tư chỉ được lựa chọn thông qua quy trình lựa chọn nhà thầu qua các hình thức: đấu thầu, đàm phán cạnh tranh, chỉ định nhà thầu, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.

Đặc điểm Hợp đồng BCC được thiết lập trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa các nhà đầu tư nhưng không thành lập pháp nhân mới, quyền và nghĩa vụ của các bên chỉ ràng buộc với nhau bởi hợp đồng mà không có sự ràng buộc về mặt tổ chức như ở các hình thức đầu tư thành lập pháp nhân mới Hợp đồng PPP có một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giới hạn phần vốn góp của nhà nước không vượt quá 30% tổng mức đầu tư của Dự án, trừ trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định và một bên là tư nhân, khi thực hiện dự án phải thành lập Doanh nghiệp dự án
Mục đích Thu lợi nhuận, sản phẩm và các mục đích kinh tế, tài chính khác – Phía Nhà nước: kêu gọi các nhà đầu tư đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm, đồng thời giảm gánh nặng tài chính cho Nhà nước khi tiến hành đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng.
– Phía nhà đầu tư: Thu lợi nhuận và các quyền lợi ưu đãi khác về thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế, đất đai, đầu tư.
Phương thức thực hiện Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để quản lý, không có bộ máy tổ chức, quản lý doanh nghiệp chung. Các bên độc lập với nhau về tư cách pháp nhân. Cùng quản lý, chia sẻ rủi ro và lợi nhuận dựa trên tỷ lệ góp vốn hoặc thỏa thuận của các bên Thành lập doanh nghiệp dự án để tổ chức quản lý doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, nhân danh chính mình để thực hiện hoạt động kinh doanh. Nhà đầu tư sẽ thu lợi nhuận trong quá trình kinh doanh, sau đó chuyển giao không bồi hoàn công trình cho Nhà nước
Lĩnh vực đầu tư Các nhà đầu tư tự do lựa chọn lĩnh vực đầu tư theo nhu cầu và khả năng Hợp tác đầu tư chủ yếu trong các lĩnh vực:

–       Giao thông vận tải

–       Lưới điện, nhà máy điện

–       Lĩnh vực thủy lợi; cung cấp nước sạch, thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải

–       Y tế

–       Giáo dục – đào tạo

–       Hạ tầng công nghệ thông tin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.