NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠM NGỪNG VIỆC DO DỊCH COVID-19 CÓ ĐƯỢC TRẢ LƯƠNG HAY KHÔNG ?

Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch bệnh Covid 19 hoành hành đã ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của mọi người dân, doanh nghiệp. Dịch bệnh kéo dài khiến nhiều doanh nghiệp điêu đứng do nguyên vật liệu thiếu hụt, nhiều người lao động phải thực hiện việc cách ly,…Trước tình cảnh đó, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp, tạm ngừng sản xuất kéo theo nhiều người lao động bị tạm ngừng lao động, mất việc làm. Vậy, “ Người lao động tạm ngừng việc do dịch Covid 19 có được trả lương hay không ?”, bài biết dưới đây, Luật sư xin trả lời câu hỏi này.

covid-19. lằn ranh đỏ thời dịch bệnh

Ngày 25/03/2020, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Công văn số 1064/LĐTBXH-QHLĐTL hướng dẫn trả lương ngừng việc và giải quyết chế độ cho NLĐ trong thời gian ngừng việc liên quan đến dịch bệnh Covid-19. Theo đó, các doanh nghiệp thực hiện như sau:

Việc trả lương ngừng việc căn cứ vào quy định tại Điều 98 của Bộ luật Lao động để xem xét các trường hợp gây ra ngừng việc (do lỗi của người sử dụng lao động hay người lao động hay do nguyên nhân khách quan) để xác định trả lương ngừng việc cho người lao động:

“Điều 98. Tiền lương ngừng việc

Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.”

Theo đó, đối với những trường hợp người lao động (NLĐ) phải nghỉ việc do nguyên nhân khách quan, không do yếu tố lỗi của NLĐ và NSDLĐ thì người lao động vẫn được trả lương, mức lương do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Như vậy, đối với trường hợp người lao động phải ngừng việc do tác động trực tiếp của dịch Covid-19 như: (i) lao động là người nước ngoài trong thời gian chưa được quay trở lại doanh nghiệp làm việc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; (ii) người lao động phải ngừng việc trong thời gian thực hiện cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; (iii) người lao động phải ngừng việc do doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp không hoạt động được vì chủ sử dụng lao động hoặc những người lao động khác cùng doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp đó đang trong thời gian phải cách ly hoặc chưa được quay trở lại doanh nghiệp làm việc thì tiền lương của người lao động trong thời gian ngừng việc thực hiện theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động nêu trên.

Đối với trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn nguyên vật liệu, thị trường dẫn tới không bố trí đủ việc làm, người sử dụng lao động có thể tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 31 Bộ luật Lao động; nếu thời gian ngừng việc kéo dài ảnh hưởng đến khả năng chi trả của doanh nghiệp thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Lao động; nếu doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dẫn tới giảm chỗ làm việc thì thực hiện sắp xếp lao động theo Điều 38 hoặc Điều 44 Bộ luật Lao động.

phapluatdoanhnghiep.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.