MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRANH CHẤP NỘI BỘ DOANH NGHIỆP

Qua quá trình tư vấn cho rất nhiều doanh nghiệp về tranh chấp thương mại, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều tranh chấp phát sinh trong khi doanh nghiệp hoạt động trong đó nổi bật lên là các tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp xoay quanh các vấn đề sau.

kết quả hình ảnh cho tranh chấp nội bộ doanh nghiệp

Các tranh chấp nội bộ doanh nghiệp thường gặp:

– Tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn.

– Tranh chấp giữa thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

– Tranh chấp trong quá trình góp vốn, định giá tài sản góp vốn, tranh chấp về thời điểm góp vốn.

– Thành viên trong công ty không góp đủ vốn như cam kết hoặc không tiến hành góp vốn.

– Tranh chấp về chuyển nhượng hoặc chào bán cổ phần, cổ phiếu giữa các thành viên.

– Tranh chấp về tư cách cổ đông công ty, tư cách thành viên và thời điểm hưởng quyền của thành viên.

– Tranh chấp trong hoạt động điều hành và quản trị doanh nghiêp

– Tranh chấp về các Quyết định đưa ra không công bằng, Quyết định không hợp pháp;

– Không chấp nhận quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên vì Quyền lợi của mình không được như mong đợi.

Về giải quyết tranh chấp nội bộ công ty:

Pháp luật tôn trọng nguyên tắc tự do kinh doanh của các doanh nghiệp nên các doanh nghiệp được tự do lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp. Các doanh nghiệp nên tuân thủ các nguyên tắc sau khi giải quyết tranh chấp:

Nguyên tắc tự định đoạt: nguyên tắc này thể hiện trước hết ở quyền tự thỏa thuận phương thức giải quyết tranh chấp có lợi nhất và phù hợp nhất với các bên như tự thương lượng, hòa giải. Trường hợp giải quyết tranh chấp theo phương thức này không đem lại kết quả như mong muốn thì bất kỳ bên nào cũng có quyền đưa tranh chấp ra các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật: không phân biệt thành kinh tế, địa vị, số vốn, tài sản, các bên tranh chấp đều được pháp luật tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Nguyên tắc hòa giải: pháp luật khuyến khích các bên tự hòa giải, chỉ khi nào không hòa giải được mới nên nhờ đến các cơ quan tài phán giải quyết. Khi thụ lý vụ án các cơ quan tài phán cũng tiến hành các biện pháp hòa giải và công nhận hòa giải trước khi xét xử.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nhanh chóng và kịp thời, đảm bảo hạn chế quá trình sản xuất kinh doanh: hoạt động kinh doanh vốn là một chu trình khép kín nên bất kỳ ở công đoạn nào xảy ra trục trặc, gián đoạn luôn làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Giải quyết tranh chấp không được giải quyết nhanh chóng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đến sự tồn tại và phát triển bền vững của các doanh nghiệp.

Pháp luật vẫn luôn khuyến khích các doanh nghiệp giải quyết tranh chấp nội bộ thông qua thương lượng, hòa giải. Khi không thể giải quyết được tranh chấp nội bộ bằng các phương thức khác, doanh nghiệp sẽ chọn giải quyết tại tòa án. Việc giải quyết tại tòa án các bên phải tuân thủ về thẩm quyền, thủ tục,các nguyên tắc giải quyết theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Phapluatdoanhnghiep.vn chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp, nếu bạn cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline 0984624444 hoặc emai phapluatdoanhnghiepso1@gmail.com.

phapluatdoanhnghiep.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.