TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI

Tranh chấp thương mại là một việc không mong muốn nhưng lại diễn ra phổ biến trong nền kinh tế thị trường. Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, phapluatdoanhnghiep.vn xin chia sẻ đôi điều về “ Tranh chấp thương mại ’’

thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại? - luật hùng phúc

  1. Khái niệm tranh chấp thương mại

Tại Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định: “ Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”

Theo quy định trên, có thể hiểu: Tranh chấp thương mại là tranh chấp giữa các hoạt động phát sinh lợi nhuận về quyền và nghĩa vụ các bên trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại.

  1. Đặc điểm tranh chấp thương mại

Thứ nhất, chủ thể chủ yếu của tranh chấp thương mại

Tranh chấp thương mại chủ yếu phát sinh từ những hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư và xức tiến thương mại nên chủ thể chủ yếu của tranh chấp thương mại là thương nhân. Một tranh chấp được coi là tranh chấp thương mại khi có ít nhất một bên là thương nhân. Ngoài ra cũng có một số trường hợp, các cá nhân tổ chức khác cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại: tranh chấp giữa công ty – thành viên công ty; tranh chấp giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, hợp nhất, giải thể, chia, tách…công ty; …

Thứ hai, phát sinh tranh chấp thương mại

Trong nhiều trường hợp, tranh chấp thương mại phát sinh do các bên không tuân thủ theo quy định thỏa thuận trong hợp động dẫn đến vi phạm hợp đồng và xâm hại lợi ích của nhau,

có thể kể đến như:

+ Mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; cho thuê, cho thuê mua; xây dựng; vận chuyển hàng hóa; mua bán trái phiếu, cổ phiếu; đầu tư tài chính, ngân hàng.

+ Tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.

Thứ bavề các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại

Hiện nay tranh chấp thương mại được giải quyết bằng các phương thức :

+ Thương lượng: luôn là biện pháp giải quyết đầu tiên khi có tranh chấp xảy ra trong quá trình hoạt động thương mại. Pháp luật luôn tôn trọng, ưu tiên quyền thương lương, thỏa thuận của hai bên trong thương mại nói riêng và dân sư nói chung.

+ Hòa giải: là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật

+ Trọng tài thương mại: là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận. Việc tiến hành giải quyết tranh chấp phải tuân thủ theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010. Các tranh chấp ở đây là tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại hoặc tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài. Phán quyết trọng tài là chung thẩm

+ Tòa án: phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước được tòa án thực hiện theo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ.

Nếu doanh nghiệp có bất kỳ khó khăn hay vướng mắc nào về Tranh chấp thương mại xin vui lòng liên hệ để được Luật Hùng Phúc hỗ trợ với đội ngũ Luật sư và chuyên viên tận tình nhất.

Công ty Luật TNHH Hùng Phúc

  • Địa chỉ: Số 89 Trần Phú, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
  • Call – Zalo: 0982.466.166
  • Hotline: 0979.80.1111 – 0982.466.166
  • Website: https://luathungphuc.vn
  • Gmail: phapluatdoanhnghiepso1@gmail.com

phapluatdoanhnghiep.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.