Quyền tác giả cũng được coi là một loại tài sản vô hình với các đặc trưng nhất định. Do đó, nhiều người đặt ra câu hỏi quyền tác giả có được phép đem góp vốn thành lập doanh nghiệp hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 thì tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.” Bên cạnh đó, đối với khái niệm quyền tài sản thì Điều 115 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định rõ đó là những quyền được trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Và theo Khoản 1 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 thì quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Dựa trên cơ sở của những quy định này có thể khẳng định quyền tác giả được công nhận là một loại tài sản. Vì vậy mà thông qua quyền này, chủ sở hữu có thể mang lại cho mình những lợi ích vật chất tương ứng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Đối với việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ được Luật Doanh nghiệp điều chỉnh như sau:
- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 thì tài sản góp vốn bao gồm Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
- Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục, chuyển quyền sở hữu tài sản đấy hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020).
- Đối với tài sản không được đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng văn bản với đầy đủ nội dung và chữ ký của người góp vốn và đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định của pháp luật (Điều 35 Luật Doanh nghiệp 2020).
Tài sản là quyền SHTT chỉ được dùng để góp vốn khi đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đã được cấp văn bằng bảo hộ, chỉ chủ sở hữu (người đứng tên chủ sở hữu trên văn bằng bảo hộ) tài sản SHTT đó mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn vào doanh nghiệp.
Như vậy, tổ chức cá nhân có thể được góp vốn bằng quyền tác giả. Để được góp vốn bằng quyền tác giả thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả phải đi làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Điều này để chứng minh chủ sở hữu của tác phẩm là ai, khi tiến hành góp vốn cần phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho người khác. Tài sản là quyền SHTT dùng để góp vốn phải được các thành viên, các cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành đồng Việt Nam trước khi tiến hành góp vốn.
Mọi thắc mắc Quý khách vui lòng liên hệ Phòng Pháp Luật Doanh Nghiệp: 0982 466 166 để được tư vấn chi tiết.
LIÊN HỆ TƯ VẤN
- Trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả thù lao?
- Thông tư số: 58/2020/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xử lý vụ việc cạnh tranh
- Những thay đổi quan trọng của Luật Doanh nghiệp năm 2022
- Hướng dẫn lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp
- Thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán cho cổ đông liệu có hiệu lực pháp lý?