NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

Nhượng quyền thương mại (hay nhượng quyền thương hiệu – franchising) là một trong các phương thức mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp đang được ưa chuộng. Không chỉ ở Việt Nam mà trên phạm vi toàn thế giới, rất nhiều doanh nghiệp đã thành công với phương thức kinh doanh này.

ưu và nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu spa

Hiện nay, pháp luật Việt Nam cũng quy định đầy đủ, rõ ràng về hành lang pháp lý đối với thủ tục nhượng quyền thương hiệu. Đễ hỗ trợ khách hàng hiểu rõ hơn, phapluatdoanhnghiep.vn xin đưa ra các phân tích chi tiết trong bài viết dưới đây:

  1. Nhượng quyền thương mại là gì?

Theo quy tại Điều 284 Luật Thương mại năm 2005, có thể hiểu rằng, nhượng quyền thương mại được coi là một hoạt động thương mại. Trong đó, bên nhượng quyền – công ty thương mại (tên tiếng Anh là franchisor) sẽ chuyển mô hình kinh doanh, nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ, bí quyết kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo cho bên nhận quyền (tên tiếng Anh là franchisee).

Vậy công ty thương mại là gì? Theo căn cứ pháp luật trên có thể hiểu công ty thương mại là công ty, doanh nghiệp sở hữu các quyền thương mại và có nhu cầu nhượng quyền.

Việc chuyển quyền được thực hiện theo các điều kiện thỏa thuận trước. Bên nhận quyền có thể phải trả trước một khoản phí nhượng quyền và tỷ lệ phần trăm doanh thu định kỳ cho bên nhượng quyền trong một khoảng thời gian nhất định, tùy theo thỏa thuận của các bên trong Hợp đồng nhượng quyền.

  1. Điều kiện để doanh nghiệp có thể thực hiện được thủ tục nhượng quyền thương mại?

Theo quy định tại Luật thương mại 2005, Mục 1 Nghị định 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại 2005 thì việc nhượng quyền thương mại phải đáp ứng các điều kiện và được thực hiện trên các nguyên tắc luật định, cụ thể:

Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động thương mại tối thiểu 01 năm. Thời điểm 1 năm được tính như thế nào? Thời điểm này được tính từ ngày cấp Giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh của cửa hàng đầu tiên thuộc hệ thống kinh doanh của thương nhân. Cửa hàng và hệ thống kinh doanh của doanh nghiệp phải triển khai hoạt động kinh doanh thực tế.

Các hoạt động mua bán, giao dịch cung ứng dịch vụ từ bên được nhượng quyền phải đi theo mô hình cơ bản mà bên nhượng quyền đang thực hiện. Các hoạt động này cũng cần phải gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

Bên nhượng quyền có quyền kiểm tra, khảo sát thậm chí khởi kiện và ngừng hợp đồng nhượng quyền khi có căn cứ cho rằng bên nhận nhượng quyền không thực hiện đúng các thỏa thuận trước đó, không theo đúng các nguyên tắc, quy chuẩn mà bên nhượng quyền yêu cầu. Trong nhiều trường hợp, việc thực hiện kinh doanh không hiệu quả gây ảnh hưởng đến thương hiệu, hàng hóa, dịch vụ nhượng quyền cũng là lý do mà Bên nhượng quyền chấm dứt hoặc khởi kiện Bên nhận nhượng quyền.

  1. Đặc điểm của hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam

Hoạt động nhượng quyền diễn ra rất phổ biến. Rất nhiều các doanh nghiệp đang thực hiện hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam như MC Donald’s, KFC, Pizza Hut … Theo các quy định pháp luật có liên quan, hoạt động nhượng quyền thương mại có các đặc điểm sau:

Thứ nhất: Đối tượng của nhượng quyền thương mại là quyền thương mại

Như đã đề cập ở phần trên quyền thương mại được hiểu là quyền tiến hành kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo cách thức của bên nhượng quyền quy định, cùng với đó là việc được sử dụng nhãn mác, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo…của bên nhượng quyền.

Trong quan hệ nhượng quyền thương mại, nội dung chính, cốt lõi là việc bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền được sử dụng các quyền thương mại của mình trong kinh doanh.

Thứ hai: Giữa bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền luôn tồn tại một mỗi quan hệ hỗ trợ mật thiết.

Mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền là một điều kiện tiên quyết để xác định hoạt động đấy có phải là nhượng quyền thương mại hay không.

Tính mật thiết của mối quan hệ giữa Bên nhượng quyền và bên nhận quyền thể hiện từ ngay sau khi các bên ký kết và tiến hành nhượng quyền thương mại. Theo đó, Bên nhượng quyền phải tiến hành việc cung cấp tài liệu, đào tạo, hướng dẫn và hỗ trợ bên nhận nhượng quyền để hiểu và triển khai được các hoạt động kinh doanh hàng hóa dịch vụ theo đúng quy chuẩn đặt ra. Trong quá trình hoạt động, Bên nhượng quyền phải thường xuyên trợ giúp kỹ thuật, đào tạo nhân viên của bên nhận quyền đối với những ứng dụng mới áp dụng chung cho cả hệ thống.

Thứ ba: Trong nhượng quyền thương mại luôn có sự kiểm soát của bên nhượng quyền đối với việc thực hiện các công việc của bên nhận quyền

Mục đích của sự kiểm soát là để đảm bảo bên nhận nhượng quyền thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, trách nhiệm, cam kết trong hợp đồng. Đồng thời, đặc điểm này giúp Bên nhượng quyền kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm liên quan tới quyền thương mại của bên nhượng quyền.

Pháp luật của đa số các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận quyền kiểm soát của bên nhượng quyền đối với việc điều hành hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền. Theo đó, bên nhượng quyền có thể định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện các quyền thương mại của Bên nhận quyền.

Quyền năng này của bên nhượng quyền đã thực sự tạo nên chất kết dính quan trọng trong việc xây dựng tính thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá và dịch vụ.

Nhượng quyền thương mại là một hoạt động kinh doanh mang tính ưu việt. Bên nhượng quyền vừa có thể mở rộng kinh doanh, phát triển thương hiệu, phân phối sản phẩm của mình một cách nhanh nhất tới khách hàng mà vẫn tiết kiệm chi phí, tiềm lực cho doanh nghiệp. Bên nhận nhượng quyền được tiếp nhận một thương hiệu đã có uy tín trên thị trường, tận dụng quy trình sản xuất, kinh doanh hiện đại, giảm thiểu rủi ro, chi phí trong việc quảng bá thương hiệu.

Đáp ứng nhu cầu thị trường, Văn phòng Luật sư Hùng Phúc cung cấp các dịch vụ nhượng quyền thương mại như sau:

  • Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến thủ tục nhượng quyền thương mại;
  • Soạn thảo, rà soát, đánh giá Hợp đồng nhượng quyền thương mại;
  • Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ, tài liệu thực hiện thủ tục;
  • Hỗ trợ và tham gia cùng Quý Khách hàng đàm phán với đối tác/bên thứ ba để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của Quý Khách hàng;
  • Tư vấn phương án nhượng quyền thương mại tối ưu để đảm bảo quyền lợi của khách hàng;

Phapluatdoanhnghiep.vn với đội ngũ Luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm trong tư vấn cho các đơn vị thực hiện nhượng quyền thương mại.

Nếu Quý Khách cần tư vấn, hỗ trợ về nhượng quyền thương mại/nhận nhượng quyền thương mại hoặc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến hoạt động này, hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0982.466.166 hoặc email phapluatdoanhnghiepso1@gmail.com.

phapluatdoanhnghiep.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.