Thứ nhất, về đơn khởi kiện:
Theo quy định của Luật TTTM 2010, thì đơn khởi kiện là tài liệu quan trọng đầu tiên bắt đầu quá trình trọng tài. Tuy nhiên, theo quy tắc trọng tài của UNCITRAL thì thông báo trọng tài mới là văn bản bắt đầu quá trình tố tụng trọng tài. Trọng tài theo Quy tắc trọng tài của ICC thì bắt đầu bởi yêu cầu trọng tài.
Mỗi loại tài liệu kể trên đều có những yêu cầu về nội dung và hình thức cụ thể khác nhau. Cần lưu ý điểm khác nhau giữa đơn khởi kiện, thông báo, yêu cầu trọng tài là thời điểm phải tiết lộ cơ sở pháp lý và thực tiễn cũng như chứng cứ cần thiết cho việc khởi kiện. Ví dụ: Tố tụng trọng tài Việt Nam gần giống tố tụng trọng tài của ICC ở chỗ đều yêu cầu nguyên đơn phải đưa ra cơ sở cho việc khởi kiện ngay tại giai đoạn đầu của quá trình khởi kiện (không cần cung cấp chứng cứ chứng minh ngay); Quy tắc trọng tài của UNCITRAL thì quy định đơn khởi kiện chỉ được đưa ra sau khi đã thành lập được hội đồng trọng tài. Khi tư vấn cho khách hàng, Luật sư cần lưu sự khác biệt quan trọng này bởi nó giúp cho phía nguyên đơn có thêm thời gian để chuẩn bị đơn khởi kiện kỹ lưỡng hơn khi có thể căn cứ vào phản hồi của phía bị đơn đối với thông báo hay yêu cầu trọng tài của mình. Ngoài ra, Luật sư cũng cần lưu ý, quá trình thành lập hội đồng trọng tài sẽ phát sinh nhiều vấn đề pháp lý phức tạp ảnh hưởng lớn đến nội dung, cơ sở pháp lý và thực tiễn cũng như chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện tại đơn của nguyên đơn.
Thứ hai, về bản tự bảo vệ:
Để trả lời đơn khởi kiện, thông báo, yêu cầu trọng tài thì bản tự bảo vệ cũng có sự khác biệt quan trọng về thời điểm, nội dung, thể thức nhưng về cơ bản, bản tự bảo vệ cần tập trung nêu ý kiến của bị đơn về bản chất và các tình huống tranh chấp, những chế tài pháp lý mà nguyên đơn yêu cầu,…
Thứ ba, văn bản phản đối về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài:
Cần lưu ý về những nguyên tắc liên quan đến thẩm quyền của Hội đồng trọng tài như:
– Trừ khi các bên thỏa thuận khác, Hội đồng trọng tài có quyền cân nhắc và quyết định về thẩm quyền của riêng mình nhất là khi một bên đưa ra phản đối về thẩm quyền. Tuy nhiên, quyết định của họ không phải là quyết định cuối cùng vì trong một số trường hợp thì Quyết định về thẩm quyền này sẽ bị xem xét lại bởi tòa án quốc gia có thẩm quyền.
– Thỏa thuận trọng tài tồn tại độc lập với hợp đồng. Bất kỳ phản đối nào về giá trị pháp lý của hợp đồng thường sẽ không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài .
– Sau khi được thành lập, Hội đồng trọng tài không cần phải đưa ra những câu hỏi chi tiết vẫn có thể thỏa mãn rằng các bên đã ký kết một thỏa thuận trọng tài có giá trị pháp lý, Hội đồng trọng tài đã được thành lập hợp lệ và tranh chấp nằm trong phạm vi của thỏa thuận trọng tài. Hội đồng trọng tài có thể bác bỏ phản đối về thẩm quyền nếu phản đối đó không được đưa ra kịp thời và trong thời hạn quy định.
– Nếu Hội đồng trọng tài quan ngại rằng nội dung tranh chấp không thể được giải quyết bằng trọng tài và không bên nào đưa ra vấn đề này thì Hội đồng trọng tài có thể mời các bên có ý kiến về vấn đề này trước khi cân nhắc và quyết định Hội đồng trọng tài có thẩm quyền hay không.
– Nếu Hội đồng trọng tài quan ngại rằng trọng tài được sử dụng như là một phần của hoạt động phạm tội như hoạt động rửa tiền thì Hội đồng trọng tài nên điều tra những quan ngại đó và quyết định Hội đồng trọng tài có thẩm quyền hay không.
– Nếu một trong số các bên quyết định không tham gia tố trọng tài thậm chí cả khi không có phản đối về thẩm quyền thì Hội đồng trọng tài nên cân nhắc và quyết định xem Hội đồng trọng tài có thẩm quyết giải quyết vấn đề liên quan đến bến vắng mặt đó hay không.
Cần lưu ý những căn cứ để đưa ra phản đối về thẩm quyền liên quan đến việc đưa ra các phản đối thẩm quyền trọng tài điển hình:
– Thỏa thuận trọng tài không tồn tại.
– Các bên có tranh chấp không phải là các bên tham gia thỏa thuận.
– Thỏa thuận trọng tài có khiếm khuyết.
– Thỏa thuận trọng tài không tuân thủ yêu cầu về hình thức.
– Nội dung của tranh chấp không nằm trong phạm vi của thỏa thuận trọng tài.
– Hội đồng trọng tài không có những quyền hạn cần thiết .
Khiếu nại có được chấp nhận là hợp lệ hay không.
Sau khi quyết định về phản đối thẩm quyền, Hội đồng trọng tài có thể được yêu cầu quyết định về khả năng có chấp nhận khiếu nại là hợp lệ hay không. Vấn đề này bao gồm việc xác định có hay không một điều kiện tiên quyết để đưa tranh chấp ra trọng tài và nếu có thì điều kiện đó đã được thỏa mãn hay chưa. Vấn đề này cũng liên quan đến những phản đối về việc đã hết thời hiệu khiếu nại.
Thời gian và hình thức của quyết định về thẩm quyền Hội đồng trọng tài nên giải quyết các phản đối về thẩm quyền:
Cần lưu ý thẩm quyền của Hội đồng trọng tài đều có thể bị khiếu nại ra tòa án quốc gia để xem xét lại. Do vậy, khi tư vấn cho khách hàng Luật sư cần đặc biệt lưu ý bởi nếu thẩm quyền của Hội đồng trọng tài bị đưa ra tòa án quốc gia để xem xét thì sẽ tốn nhiều thời gian, tiền bạc của khách hàng.
Thứ tư, đơn xin áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:
Nguyên tắc chung:
– Hội đồng trọng tài giải quyết đơn xin áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kịp thời và nhanh chóng . Khi giải quyết đơn xin áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Hội đồng trọng tài phải xác định xem mình có cả thẩm quyền giải quyết tranh chấp và thẩm quyền ban hành biện pháp khẩn cấp tạm thời đang được yêu cầu theo thỏa thuận trọng tài bao gồm cả các quy tắc có thể áp dụng và luật nơi địa điểm giải quyết tranh chấp (lex arbitri).
– Khi thỏa thuận trọng tài bao gồm cả các quy tắc có thể áp dụng và luật nơi địa điểm giải quyết tranh chấp (lex arbitri) có quy định cho phép ban hành biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng trọng tài phải triệt để tôn trọng các yêu cầu và thời hạn được quy định. Mặc dù có những tình huống có thể đưa ra đơn xin áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng trọng tài phải bảo đảm rằng các bên đều có cơ hội công bằng để trình bày ý kiến của mình .
Những tiêu chí để ban hành biện pháp khẩn cấp tạm thời khi quyết định có ban hành biện pháp khẩn cấp tạm thời hay không thì Hội đồng trọng tài thường xem xét tất cả những tiêu chí sau đây:
– Có thẩm quyền hiển nhiên (prima facie);
– Có vụ kiện về mặt nội dung;
– Có rủi ro sẽ gây tổn hại cho bên yêu cầu không thể được khắc phục bởi một phán quyết bồi thường thiệt hại sau này nếu bác đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của bên yêu cầu;
– Biện pháp khẩn cấp tạm thời có tính cân xứng với thiệt hại có thể ngăn chặn.Tùy theo bản chất của biện pháp khẩn cấp tạm thời được yêu cầu và những tình huống cụ thể của vụ kiện mà một vài tiêu chí có thể được áp dụng, còn một số thì có thể linh động. Khi đánh giá các tiêu chí, Hội đồng trọng tài nên cẩn thận không phán quyết trước hay quyết định trước nội dung vụ tranh chấp. Hội đồng trọng tài có thể yêu cầu bên xin áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cung cấp bảo đảm cho việc bồi thường thiệt hại như là điều kiện cho việc ban hành biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Những giới hạn về quyền ban hành biện pháp khẩn cấp tạm thời:
– Hội đồng trọng tài không thể ban hành biện pháp khẩn cấp tạm thời yêu cầu hành động của bên thứ ba.
– Hội đồng trọng tài không có quyền trực tiếp cưỡng chế thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời mà mình ban hành.
– Hội đồng trọng tài không thể đưa ra những hình phạt cho việc không tuân thủ biện pháp khẩn cấp tạm thời , trừ khi được trao một quyền hạn cụ thể để làm như vậy theo thỏa thuận trọng tài bao gồm cả , tắc có thể áp dụng và luật nơi địa điểm giải quyết tranh chấp các quy (lex arbitri).
Bác đơn xin áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:
– Bổ sung vào những giới hạn về quyền của Hội đồng trọng tài như đã nêu ở trên, Hội đồng trọng tài có thể bác đơn xin áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong những tình huống sau đây:
– Biện pháp khẩn cấp tạm thời được yêu cầu không có khả năng thực hiện được;
– Biện pháp khẩn cấp tạm thời được yêu cầu không có khả năng bị ngăn chặn thiệt hại được viện dẫn bởi bên cầu;
– Biện pháp khẩn cấp tạm thời được yêu cầu giá trị như bồi thường thiệt hại cuối cùng , và / hoặc
– Biện pháp khẩn cấp tạm thời được yêu cầu muộn và không có lý do chính đáng cho sự chậm trễ đó. Hội đồng trọng tài có thể bác đơn xin áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu bên bị áp dụng tuyên bố hoặc cam kết một cách có thiện chí là sẽ tiến hành những bước mà việc áp dụng biện pháp khản cấp tạm thời trở nên không cần thiết.
Những biện pháp khẩn cấp tạm thời khác nhau theo thông lệ trọng tài quốc tế:
Theo một nguyên tắc thì Hôi đồng trọng tài có thể ban hành bất kỳ biện pháp khẩn cấp tạm thời nào mà họ cho là cần thiết và thích hợp trong những tình huống của vụ kiện.
Trừ khi có quy định khác trong luật quốc gia và áp dụng, Hội đồng trọng tài có thể ban hành bất kỳ biện pháp khẩn cấp tạm thời nào nằm trong nhưng không bị giới hạn bởi một trong những loại sau đây:
Những biện pháp để bảo quản chứng cứ mà có thể liên quan và quan trọng đến việc giải quyết vụ tranh chấp; những biện pháp để duy trì và phục hồi nguyên trạng (status quo) ; những biện cấp bảo đảm cho chi phí ; những biện pháp để thanh toán cung pháp để tạm thời.
Những biện pháp khẩn cấp tạm thời theo Luật trọng tài thương mại năm 2010:
Theo quy định của pháp luật trọng tài Việt Nam thì Hội đồng trọng tài chỉ có quyền áp dụng 06 loại biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể trực tiếp đối với các bên tranh chấp mà không có quyền áp dụng đối với bên thứ ba vì bên đó không phải là bên ký kết thỏa thuận trọng tài 06 loại biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều 49 LTTTM năm 2010 được kế thừa một phần từ các biện pháp khẩn cấp tạm thời mà tòa án có quyền áp dụng theo quy định của BLTTDS để bảo đảm cho việc cưỡng chế thi hành một cách thống nhất theo pháp luật thi hành án dân sự của Việt Nam.
Cũng chính vì vậy nên tương tự như quy định của BLTTDS về trách nhiệm của tòa án do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thì LTTTM năm 2010 cũng có điều khoản quy định trách nhiệm bồi thường dân sự tương tự của Hội đồng trọng tài tại khoản 5 Điều 49.
Một điểm quan trọng mà các luật sư cần lưu ý là theo quy định tại khoản 3 Điều 49 và khoản 1 Điều 53 LTTTM năm 2010, một khi các bên tranh chấp đã yêu cầu trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì tòa án sẽ không có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngược lại. Đây là những điểm khác biệt giữa pháp luật trọng tài Việt Nam và nước khác.
Hình thức của các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Trừ khi được quy định cụ thể khác trong luật của nước nơi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ( lex arbitri ) hoặc quy tắc trọng tài áp dụng, Hội đồng trọng tài áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời dưới hình thức của một quyết định tố tụng có giải thích rõ lý do ( procedural JUSTO order ).
Tuy nhiên, tùy theo các tình huống của vụ kiện mà Hội đồng trọng tài có thể cân nhắc là thích hợp để ban hành các biện pháp khẩn cấp tạm thời dưới hình thức của một phán quyết tạm thời.
Xét tính chất tạm thời của các biện pháp khẩn cấp tạm thời nên nếu có chứng cứ mới dẫn đến những thay đổi đối với những biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được ban hành trước đó thì Hội đồng trọng tài có thể sửa đổi đình chỉ hoặc chấm dứt áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Đơn xin áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vắng mặt một bên:
Biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được ban hành theo thủ tục đơn phương, vắng mặt một bên (ex parte) hoặc sau khi nhận được đệ trình của các bên. Những biện pháp khẩn cấp tạm thời được ban hành theo thủ tục đơn phương, vắng mặt một bên sẽ phải được xem xét lại khi có phiên mặt họp có tất cả các bên tranh chấp.
Trọng tài viên khẩn cấp:
Nếu thỏa thuận trọng tài của các bên bao gồm quy tắc trọng tài được thỏa thuận cho phép thì đơn xin áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được xem xét bởi một trọng tài viên khẩn cấp trước khi một Hội đồng trọng tài thông thường được thành lập .
Một khi Hội đồng trọng tài thông thường đã được thành lập thì tất cả các đơn xin áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bổ sung sẽ phải được xem xét bởi Hội đồng trọng tài đó.
Đơn yêu cầu bảo đảm chi phí tố tụng
Nguyên tắc chung: Những nguyên tắc chung áp dụng cho đơn xin áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nêu t trên cũng áp dụng tương tự như đối với đơn yêu cầu bảo đảm chi phí tó quyết định có ban hành lệnh về việc bảo đảm chi phí hay không, Hội đồng trọng tài sẽ căn cứ vào những vấn đề sau: Những khả năng thành công của các khiếu nại và biện hộ; khả năng của nguyên đơn thỏa mãn phán quyết về chi phí ngược lại và những tài sản của nguyên đơn sẵn có cho việc thi hành một phán quyết về chi phí chống lại họ; liệu có công bằng hay không trong tất cả các tình huống khi yêu cầu một bên phải cung cấp bảo đảm chi phí cho bên kia ; danh sách này không phải là cố định và Hội đồng trọng tài nên có những cân nhắc bổ sung khác mà họ cho rằng là thích hợp với các tình huống cụ thể của các bên và tình tiết của vụ kiện trọng tài.
Khả năng thành công đối với các khiếu nại và biện hộ:
Cần thận trọng không phán xét trước hoặc xác định trước các tình tiết của vụ kiện, Hội đồng trọng tài sẽ cân nhắc trên quan điểm xem xét sơ bộ các tình tiết có liên quan của vụ kiện để xem có cần thiết phải có bảo đảm chi phí hay không .
Khả năng của nguyên đơn thỏa mãn phán quyết về chi phí chống lại mình: Hội đồng trọng tài sẽ cân nhắc có những căn cứ hợp lý để kết luận rằng có một rủi ro nghiêm trọng là bị đơn sẽ không thể thi hành một phán quyết bắt nguyên đơn phải trả chi phí cho mình vì: Nguyên đơn sẽ không có đủ ngân quỹ để chi trả cho chi phí được phán quyết; và / hoặc: Tài sản của nguyên đơn không sẵn có cho việc thi hành phán quyết một cách có hiệu quả .
– Nếu Hội đồng trọng tài kết luận rằng vì một hoặc các lý do nêu trên mà có một rủi ro thực sự rằng bị đơn sẽ gặp khó khăn khi thi hành một phán quyết về chi phí thì những yếu tố này sẽ thuận lợi cho việc đưa ra lệnh cung cấp bảo đảm, trừ khi những yếu tố này đã được cân nhắc và chấp nhận như là một phần của rủi ro kinh doanh trong quan hệ giữa các bên . Ngược lại nếu Hội đồng trọng tài kết luận rằng nguyên đơn có tài sản để đương đơn thực hiện phán quyết về chi phí và bị đơn có thể tiếp cận những tài sản này thì không có lý do hợp pháp gì để ban hành lệnh cung cấp bảo đảm.
Luật sư cần cân nhắc: Liệu có công bằng không khi yêu cầu phải có bảo đảm?
Trước khi ban hành một lệnh yêu cầu một bên phải cung cấp bảo đảm về chi phí, Hội đồng trọng tài sẽ cân nhắc và phải được thỏa mãn rằn, dựa trên tất cả các tình huống có liên quan thì sẽ là công bằng khi ra lệnh cho một bên phải cung cấp bảo đảm về chi phí cho bên kia. Trong bất kỳ trường hợp nào Hội đồng trọng tài cũng phải cân nhắc xem việc phán quyết về bảo đảm có ảnh hưởng tiêu cực đến một khiếu nại hợp pháp và có cơ sở hay không.
Hình thức và nội dung của một lệnh về bảo đảm chi phí:
Một quyết định có hay không yêu cầu bảo đảm về chi phí phải được ghi nhận dưới hình thức một quyết định về tố tụng có nêu rõ lý do hay một phán quyết tạm thời, Hội đồng trọng tài phải xác định giá trị của bảo đảm được cung cấp và mời các bên thỏa thuận về hình thức của bảo đảm đáp ứng nhu cầu tốt nhất của các bên; nếu các bên không thỏa thuận được thì Hội đồng trọng tài sẽ quyết định hình thức của bảo đảm được cung cấp. Bao gồm cả thời hạn mà theo đó bảo đảm sẽ được cung cấp và những hậu quả nếu bên chống lại bảo đảm ngược lại cho quyết định về chi phí đã được ban hành không cung cấp được bảo đảm đó trong thời hạn quy định.
Giải tỏa bảo đảm: Khi lệnh về bảo đảm được đưa ra thì Hội đồng trọng tài sẽ quyết định việc giải tỏa bảo đảm đó trong phán quyết cuối cùng của mình cũng như là những chi phí có liên quan kèm theo đơn như đã được bảo lưu đến phán quyết cuối cùng.
phapluatdoanhnghiep.vn
LIÊN HỆ TƯ VẤN
- Các ngành nghề không cần đăng ký kinh doanh
- CÁC TRƯỜNG HỢP PHẢI ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
- Cách tính thuế thu nhập cá nhân cho người kinh doanh online
- Quy định về thủ tục thông báo hoạt động khuyến mại từ ngày 01/12/2024
- Hướng dẫn xem lịch chuyển tiền bảo hiểm thất nghiệp