Các tranh chấp thường gặp trong thực hiện hợp đồng và giải pháp

Trong quan hệ hợp đồng, tranh chấp xảy ra là ngoài ý muốn của các chủ thể tham gia.  Ở các nước phát triển, khách hàng luôn được luật sư tư vấn để nhận diện tranh chấp tiềm ẩn. Đồng thời đưa các tư vấn pháp lý và hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp giải quyết tranh chấp trong mọi giai đoạn đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng.

nên giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng tòa án hay trọng tài ...
Các tranh chấp thường gặp trong thực hiện hợp đồng và giải pháp 3

1. Tranh chấp hợp đồng là gì?

Tranh chấp hợp đồng được hiểu là những xung đột, bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên về việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng.Tranh chấp hợp đồng phải có đủ các yếu tố sau:

  • Có hợp đồng giữa các bên: Hợp đồng được giao kết dưới nhiều hình thức khác nhau như văn bản và các hình thức tương đương văn bản, hợp đồng miệng hay hợp đồng bằng hành vi. Do vậy, cần phải xác định rõ có quan hệ hợp đồng hình thành hay không.
  • Có sự vi phạm nghĩa vụ hoặc cho rằng là vi phạm nghĩa vụ của một bên trong quan hệ hợp đồng.
  • Có sự bất đồng giữa các bên về sự vi phạm hoặc xử lý hậu quả của sự vi phạm đó.

Cần lưu ý, các tranh chấp hợp đồng phát sinh từ sự vi phạm. Tuy nhiên, không phải sự vi phạm hợp đồng nào cũng dẫn đến tranh chấp.

2. Đặc điểm của tranh chấp hợp đồng

  • Các bên chủ thể có quyền cao nhất trong định đoạt việc giải quyết tranh chấp (Trừ những quan hệ hợp đồng ảnh hưởng đến lợi ích Nhà nước)
  • Tranh chấp hợp đồng luôn gắn với lợi ích của các bên tranh chấp
  • Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng là tự nguyện bình đẳng và thỏa thuận.

3. Giải quyết tranh chấp hợp đồng

Tranh chấp hợp đồng có thể được giải quyết bằng các phương thức sau:

  • Thương lượng là quá trình hay hành vi mà trong đó, hai bên tiến hành trao đổi, thỏa thuận về các mối quan tâm chung và những đặc điểm bất đồng và đi đến một thỏa thuận thống nhất. Thương lượng không có sự xuất hiện của bên thứ ba. Tuy nhiên, nếu người luật sư tham gia với vai trò đại diện thương lượng hoặc tham mưu, tư vấn thì việc thương lượng có hiệu quả cao hơn và dễ đi đến một thỏa thuận có lợi nhất.
  • Hòa giải cũng là một quá trình các bên chấm dứt xung đột. Hòa giải khác với thương lượng là có sự can thiệp của bên thứ ba. Người trung gian là người đứng ra giàn xếp xung đột giữa các bên.

Tổ chức tài phán:

  • Tòa án: là cơ quan tư pháp của Nhà nước có chức năng xét xử. Việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án sẽ tiết kiệm chi phí nhưng lại tốn thời gian. Phán quyết của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị.
  • Trọng tài thương mại: Đây là phương thức giải quyết tranh chấp chỉ có trong lĩnh vực kinh doanh- thương mại. Ưu điểm của phương thức này là nhanh chóng, hiệu quả. Tuy nhiên, chi phí cao hơn và phán quyết có giá trị chung thẩm.

Tranh chấp và giải quyết tranh chấp là vấn đề tự nhiên và tất yếu của bất kỳ nền kinh tế nào. Vì vậy, doanh nghiệp cần nhận diện, tiên liệu trước những tranh chấp có thể xảy ra.  Khi có tranh chấp, luật sư giải quyết tranh chấp sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những giải pháp hợp lý, hiệu quả để và tối ưu nhất.

phapluatdoanhnghiep.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.