THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP FDI

kết quả hình ảnh cho giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp fdi

Ngày nay, với xu hướng hội nhập, thu hút đầu tư, Việt Nam đang tạo rất nhiều điều kiện thuận để thu hút các doanh nghiệp FDI. Doanh nghiệp FDI muốn đầu tư vào Việt Nam thì cần xin giấy phép đầu tư sau đó thành lập doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, luật sư xin chia sẻ tới quý bạn đọc về thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp FDI:

Thứ nhất, các trường hợp phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

– Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công hợp danh;

– Tổ chức kinh tế có tổ chức kinh tế nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

– Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

Thứ hai, điều kiện về ngành nghề kinh doanh khi xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với doanh nghiệp FDI:

  1. Nhà đầu tư không được phép đầu tư trong các ngành nghề sau:

– Kinh doanh các chất ma túy

– Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật

– Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã

– Kinh doanh mại dâm;

– Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;

– Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.

  1. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài:

– Ngành nghề kinh doanh có điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài áp dụng đối với tất cả các nhà đầu tư mang quốc tịch nước ngoài khi tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Đây là điều kiện được áp dụng theo tiêu chí quốc tịch của doanh nghiệp.

– Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài gồm có:

+ Các điều kiện của Pháp luật Việt Nam, cụ thể là Luật đầu tư và luật khác có liên quan như luật chuyên ngành

+ Các điều kiện đầu tư theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (TD. WTO, AFTA, AFAS…), trong trường hợp có sự khác biệt trong quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế.

  1. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với tất cả doanh nghiệp

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với tất cả các doanh nghiệp (không phân biệt quốc tịch của doanh nghiệp) khi tiến hành hoạt động kinh doanh các ngành nghề, lĩnh vực thuộc danh mục đầu tư kinh doanh có điều kiện. Điều kiện được áp dụng theo tiêu chí ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.

Muốn kinh doanh các nghành nghề có điều kiện trên, nhà đầu tư cần xin một hoặc một số các giấy tờ như giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, văn bản xác nhận …

Thứ ba, nhà đầu tư phải đáp ứng điều kiện về hình thức đầu tư khi xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

Nhà đầu tư có thể thực hiện đầu tư thông qua các hình thức sau đây:

  1. Thành lập tổ chức kinh tế mới

Nhà đầu tư có thể thành lập một tổ chức kinh tế mới, có thể là công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh … Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư.

  1. Góp vốn vào công ty Việt Nam

Nhà đầu tư có thể góp vốn vào công ty Việt nam dưới các hình thức sau:

  • Nhận chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH, công ty hợp danh
  • Nhận chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần
  1. Đầu tư theo hợp đồng PPP

Hình thức đầu tư này phù hợp trong lĩnh vực hạ tầng, đối với các dự án xây mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý, vận hành các công trình hạ tầng. Nhà đầu tư có thể ký hơp đồng đối tác công tư (PPP) với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án đầu tư đó.

  1. Đầu tư theo hợp đồng BCC

Nhà đầu tư nước ngoài có thể ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với các đối tác Việt Nam, theo đó các bên thành lập ban điều phối để phối hợp thực hiện hợp đồng. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của ban điều phối này do các bên thỏa thuận.

Thứ  tư, về thẩm quyền cấp Giấy phép đầu tư (Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư):

  1. Thẩm quyền cấp Giấy phép đầu tư (Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) của Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư sau:

– Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

– Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tại những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.

  1. Thẩm quyền cấp Giấy phép đầu tư (Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) của ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế gồm:

– Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

– Dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

  1. Thẩm quyền cấp Giấy phép đầu tư (Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:

– Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

– Dự án đầu tư thực hiện đồng thời ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

Thứ năm, về thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

  1. Đối với dự án thuộc loại phải xin cấp chủ trương đầu tư thì phải thực hiện thủ tục như sau:

Bước 1: Xin cấp chủ trương đầu tư

Bước này chỉ áp dụng đối với những dự án lớn có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, kinh tế xã hội mà thôi. Tùy theo quy mô của dự án mà thẩm quyền cấp quyết định chủ trương đầu tư là khác nhau. Thẩm quyền cấp quyết định đầu tư được giao cho ba chủ thể đó là: Quốc Hội, Thủ tướng chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Bước 2: Xin cấp giấy đăng ký đầu tư

Sau được cấp chủ trương đầu tư thì chủ dự án phải thực hiện bước tiếp theo là xin cấp giấy phép đầu tư. Riêng các dự án không phải xin cấp chủ trương đầu tư đây là bước khởi đâu để thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải mọi công ty có sự góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài đều cần xin giấy đăng ký đầu tư mà chỉ khi nhà đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ vốn được quy định tại Điều 23 Luật Đầu tư năm 2014 thì mới cần xin cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Bước 3: Tiến hành đăng ký doanh nghiệp

Sau khi có giấy phép đầu tư nhà đầu tư cần tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp mong muốn đặt trụ sở chính. Sau khi tiến hành đăng ký doanh nghiệp thì chủ đầu tư cần tiến hành thủ tục khắc dấu, kê khai thuế ban đầu.

  1. Đối với dự án thuộc diện không phải xin chủ trương đầu tư:

Đối với dự án thuộc diện không phải xin chủ trương đầu tư thì thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đơn giản hơn, gồm bước 2 và 3 như trên mà không cần thực hiện bước 1.

Thứ sáu, về hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư:

  1. Hồ sơ xin cấp chủ trương đầu tư

Tùy từng dự án, cũng như cơ quan cấp chủ trương đầu tư mà hồ sơ xin cấp chủ trương đầu tư là khác nhau. Ví dụ hồ sơ xin cấp phép đầu tư tại UBND tỉnh sẽ bao gồm giấy tờ sau:

– Đề xuất dự án đầu tư thể hiện quy mô, nhà đầu tư, vốn, phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư

– Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, giấy thành lập (đối với tổ chức)

– Báo cáo tài chính, tài liệu thuyết minh năng lực tài chính

– Đề xuất yêu cầu sử dụng đất, các tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp đối với địa điểm kinh doanh

– Giải trình về sử dụng công nghệ, hợp đồng BCC nếu đầu tư dự án theo hợp đồng BCC

  1. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư gồm:

– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

– Bản sao CMND, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

– Đề xuất dự án đầu tư

– Bản sao một trong các tài liệu sau:

+ Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;

+ Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ;

+ Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;

– Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư

– Đề xuất nhu cầu sử dụng đất;

– Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án

– Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Trên đây là chia sẻ của luật sư về giấy phép thực hiện dự án đầu tư, quý khách hàng hãy gọi cho chúng tôi theo số hotline 0984624444 hoặc email “phapluatdoanhnghiepso1@gmail.com’’ khi cần tư vấn. Phapluatdoanhnghiep.vn, chuyên cung cấp các dịch vụ sau:

– Tư vấn điều kiện chủ thể thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài

– Tư vấn ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty

– Tư vấn loại hình doanh nghiệp khi thành lập mới

– Tư vấn trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài

– Tư vấn, soạn thảo, rà soát hồ sơ tài liệu khi tiến hành thủ tục thành lập công ty có vốn nước ngoài

– Tiến hành các hoạt động xin cấp giấy phép lao động cho các chủ thể lao động nước ngoài trong công ty.

– Đại diện khách hàng soạn thảo hồ sơ, tài liệu, trực tiếp thực hiện thủ tục thành lập công ty có vốn nước ngoài

– Đại diện khách hàng thực hiện các công việc liên quan đến thuế ban đầu

phapluatdoanhnghiep.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.