TỔNG HỢP CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP, THAY ĐỔI NỘI DUNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH MỚI NHẤT NĂM 2021

kết quả hình ảnh cho thủ tục doanh nghiệp

Nhằm hỗ trợ Quý khách hàng trong công việc kinh doanh một cách tốt nhất, phapluatdoanhnghiep.vn trân trọng gửi tới quý khách “ Tổng hợp các thủ tục hành chính liên quan đến thành lập doanh nghiệp, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh mới nhất năm 2021 ” chi tiết dưới đây:
I. Thủ tục thành lập doanh nghiệp:
Các bước thành lập doanh nghiệp như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ cần chuẩn bị sẽ có sự khác nhau với mỗi loại hình doanh nghiệp. Quý khách vui lòng tham khảo theo các đường link cụ thể dưới đây:
– Thủ tục thành lập công ty TNHH. Chi tiết xem tại: https://phapluatdoanhnghiep.vn/thanh-lap-cong-ty-tnhh-tai-vinh-phuc/
– Thủ tục thành lập Công ty cổ phần. Chi tiết xem tại: https://phapluatdoanhnghiep.vn/thanh-lap-cong-ty-co-phan-tai-vinh-phuc/
– Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân. Chi tiết xem tại; https://phapluatdoanhnghiep.vn/thu-tuc-thanh-lap-doanh-nghiep-tu-nhan/
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Sau khi hoàn thiện hồ sơ như trên, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh (thành phố) nơi dự định đặt trụ sở chính. Hồ sơ được nộp thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước sẽ gửi thông báo về hợp lệ về hồ sơ thành lập công ty của Quý khách.
Bước 3: Nhận kết quả:
Sau khi hồ sơ được hợp lệ, sau 01 ngày làm việc, Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh (thành phố) nơi đặt trụ công ty sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Các công việc sau thành lập doanh nghiệp:
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, để có thể chính thức hoạt động, doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục sau:
1. Sau khi có mã số doanh nghiệp (đồng thời là mã số thuế), doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục về thuế tại Cơ quan Thuế để kê khai, nộp thuế theo thông báo của Cục thuế tỉnh/thành phố (thủ tục tạo và phát hành hóa đơn; thủ tục mua, cấp hóa đơn; thủ tục kê khai nộp thuế,…).
2. Doanh nghiệp thực hiện khắc dấu.
3. Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện: sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp liên hệ cơ quan quản lý chuyên ngành để được hướng dẫn.
Các dịch vụ phapluatdoanhnghiep.vn cung cấp:
• Thành lập công ty TNHH một thành viên.
• Thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên.
• Thành lập công ty cổ phần.
• Thành lập công ty hợp danh.
• Thành lập doanh nghiệp tư nhân.
• Thành lập hộ kinh doanh, Hợp tác xã.
• Các dịch vụ thành lập, thay đổi, chấm dứt doanh nghiệp trọn gói.
• Hỗ trợ, tư vấn pháp lý trong quá trình thành lập.
• Tư vấn quy trình, thủ tục thành lập doanh nghiệp.
• Tư vấn về loại hình công ty, tên công ty, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh,…
Quy trình thực hiện dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại phapluatdoanhnghiep.vn:
Bước 1: Tư vấn pháp luật về thủ tục thành lập công ty
Phapluatdoanhnghiep.vn sẽ dựa trên các yêu cầu, mong muốn của Quý doanh nghiệp để tư vấn tất cả các vấn đề pháp lý liên quan và cần thiết như: lựa chọn loại hình doanh nghiệp, đặt tên công ty, địa chỉ trụ sở chính, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh.
Bước 2: Kiểm tra và hoàn thiện các giấy tờ khách hàng cung cấp
Khách hàng sẽ được hướng dẫn chuẩn bị tất cả những giấy tờ cần thiết để làm thủ tục. Chuyên viên của phapluatdoanhnghiep.vn sẽ kiểm tra các hồ sơ, tài liệu mà khách hàng cung cấp. Nếu chưa phù hợp, chuyên viên sẽ hỗ trợ Quý khách chuẩn bị.
Bước 3: Soạn thảo hồ sơ
Chuyên viên của phapluatdoanhnghiep.vn sẽ soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp cho khách hàng với đầy đủ các thành phần hồ sơ theo đúng quy định.
Bước 4: Thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh trên Sở Kế Hoạch Đầu Tư
Sau khi soạn xong hồ sơ thành lập công ty và chuyển hồ sơ để khách hàng ký. Hồ sơ ký xong sẽ được chuyển nộp lên hệ thống quốc gia về đăng ký kinh doanh. Sau khi đã nộp, hồ sơ sẽ được đẩy về phòng đăng ký kinh doanh – sở KHĐT của các tỉnh/ thành phố tương ứng.
Bước 5: Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng:
Trong vòng 05-07 ngày làm việc, phapluatdoanhnghiep.vn sẽ nhận và bàn giao kết quả cho Quý khách hàng.
II. Thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh:
Trong quá trình hoạt động, có rất nhiều phát sinh dẫn đến việc doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động doanh nghiệp với Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ trụ sở chính.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi nhận những nội dung sau:
a. Tên doanh nghiệp;
b. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
c. Vốn điều lệ của doanh nghiệp
d. Thông tin người đại diện theo pháp luật
e. Chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH 1 TV)
f. Thành viên công ty (đối với công ty TNHH 2 TV trở lên)
1. Thủ tục thay đổi tên doanh nghiệp:
Khi doanh nghiệp đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp thì ngoài việc thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp doanh nghiệp còn phải thực hiện thủ tục thay đổi con dấu pháp nhân của doanh nghiệp, thay đổi thông tin trên hóa đơn ( nếu vẫn tiếp tục sử dụng hóa đơn cũ) hoặc hủy để sử dụng hóa đơn điện tử, thông báo việc thay đổi với các cơ quan liên quan như: thuế….
Lưu ý: Tên mới của doanh nghiệp phải không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó. Để thuận tiện hơn, xin quý khách hàng liên hệ với Pháp luật doanh nghiệp để được tư vấn và tra cứu tên một cách chi tiết nhất.
Hồ sơ bao gồm:
• Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
• Biên bản họp hội đồng thành viên/đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần);
• Quyết định của chủ sở hữu/hội đồng thành viên/đại hội đồng cổ đông.
• Thông báo thay đổi mẫu con dấu/số lượng con dấu của doanh nghiệp;
2. Thủ tục thay đổi địa chỉ trụ sở chính doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp thay đổi địa chỉ trụ sở chính cùng quận/huyện/thành phố trực thuộc tỉnh thì doanh nghiệp chỉ cần nộp hồ sơ thông báo thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Đối với doanh nghiệp thay đổi địa chỉ trụ sở chính khác quận/huyện/thành phố trực thuộc tỉnh thì phải thực hiện theo 02 bước sau:
Bước 1: Xác nhận hoàn thành nghĩa vụ tại cơ quan quản lý thuế
Doanh nghiệp nộp Mẫu số: 08-MST: Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế đồng thời nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Tùy thủ tục của mỗi chi cục thuế yêu cầu nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trước hoặc sau khi nộp mẫu 08 nên doanh nghiệp nên liên hệ trực tiếp với cơ quan quản lý để được hướng dẫn thủ tục.
Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi tại Phòng đăng ký kinh doạnh nơi doanh nghiệp dự kiến đặt địa chỉ
Hồ sơ bao gồm:
• Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
• Biên bản họp hội đồng thành viên/đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần);
• Quyết định của chủ sở hữu/hội đồng thành viên/đại hội đồng cổ đông.
• Kết quả chốt thuế: Mẫu 09 hoặc 09A
• Thông báo thay đổi mẫu con dấu/số lượng con dấu của doanh nghiệp ( trường hợp dấu doanh nghiệp còn thông tin quận huyện cũ);
• Điều lệ công ty sửa đổi ( nếu chuyển trụ sở khác tỉnh)
3. Thủ tục thay đổi thành viên/chủ sở hữu công ty do chuyển nhượng phần vốn góp trong doanh nghiệp
Hồ sơ bao gồm:
• Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
• Biên bản họp hội đồng thành viên/đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần);
• Quyết định của chủ sở hữu/hội đồng thành viên/đại hội đồng cổ đông;
• Danh sách thành viên công ty TNHH/cổ đông sáng lập công ty cổ phần;
• Thông báo sổ thành viên công ty TNHH/sổ cổ đông công ty cổ phần;
• Hợp đồng chuyển nhượng, giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng phần vốn góp;
• CMND/hộ chiếu công chứng của người nhận chuyển nhượng.
Lưu ý: Hiện tại, từ ngày 10/10/2018 việc thông báo thay đổi thông tin cổ đông sáng lập chỉ thực hiện còn 2 trường hợp: “trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua”. Như vậy việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập sẽ được ghi nhận trên hồ sơ nội bộ của công ty.
4. Thủ tục thay đổi vốn điều lệ (bao gồm cả tăng vốn điều lệ và giảm vốn điều lệ) của doanh nghiệp
Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 thì doanh nghiệp có thể giảm vốn điều lệ sau 02 năm hoạt động liên tục và được giảm vốn theo tỷ lệ % nhất định.
Hồ sơ bao gồm:
• Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
• Biên bản họp hội đồng thành viên/đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần);
• Quyết định của chủ sở hữu/hội đồng thành viên/đại hội đồng cổ đông;
• Danh sách thành viên công ty TNHH/cổ đông sáng lập công ty cổ phần;
5. Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Hồ sơ bao gồm:
• Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
• Thông báo thay đổi người đại diện;
• Biên bản họp hội đồng thành viên/đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần);
• Quyết định của chủ sở hữu/hội đồng thành viên/đại hội đồng cổ đông;
• Bản sao chứng thực Giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo pháp luật mới.
Lưu ý: Khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục chuyển đổi loai hình doanh nghiệp thì không đồng thời được thực hiện thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật mà phải tách thành 2 thủ tục riêng biệt, thực hiện một trong hai thủ tục nêu trên trước.
Phapluatdoanhnghiep.vn luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách thực hiện các thủ tục thành lập doanh nghiệp, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí. Mọi thông tin chi tiết cần tư vấn xin vui lòng liên hệ trực tiếp với phapluatdoanhnghiep.vn theo thông tin cụ thể dưới đây;
Địa chỉ: 89 Trần Phú, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Call – Zalo: 0979 80 1111
Hotline: 0211 388 1588
Gmail: phapluatdoanhnghiepso1@gmail.com
Website: https://phapluatdoanhnghiep.vn/
Phapluatdoanhnghiep.vn rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.