Doanh nghiệp tái bảo hiểm không phải là một thuật ngữ mới, tuy nhiên đây cũng không phải là thuật ngữ phổ biến và thường gặp. Cùng Luật Hùng Phúc tìm hiểu về doanh nghiệp tái bảo hiểm theo quy định pháp luật qua bài viết dưới đây.
1. Khái niệm về tái bảo hiểm và doanh nghiệp tái bảo hiểm
1.1. Tái bảo hiểm là gì?
Tái bảo hiểm là hình thức mà các doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng nhằm chuyển một phần trách nhiệm bảo hiểm cho một doanh nghiệp bảo hiểm khác, dựa trên cơ sở nhượng lại chi phí bảo hiểm thông qua hợp đồng bảo hiểm. Hiểu một cách đơn giản hơn là khi công ty bảo hiểm không còn đủ khả năng chi trả thì họ cần một bên khác chia sẻ rủi ro cùng.
Trong trường hợp này, người được bảo hiểm sẽ chỉ cần biết doanh nghiệp bảo hiểm cho mình, còn hợp đồng tái bảo hiểm là hợp đồng giữa doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp tái bảo hiểm, người được bảo hiểm không có trách nhiệm liên quan đến hợp đồng này.
1.2. Doanh nghiệp tái bảo hiểm là gì?
Căn cứ theo khoản 18 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
“Doanh nghiệp tái bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan để kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm.”
Như vậy, doanh nghiệp tái bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan để kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm.
2. Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp tái bảo hiểm gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 63 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
“Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam
Nội dung hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bao gồm:
a) Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm;
b) Quản lý các quỹ và đầu tư vốn từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm;
c) Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;
d) Hoạt động khác liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Nội dung hoạt động của doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài bao gồm:
a) Kinh doanh tái bảo hiểm; nhượng tái bảo hiểm;
b) Quản lý các quỹ và đầu tư vốn từ hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm;
c) Hoạt động khác liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chỉ được phép kinh doanh một loại hình bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, trừ các trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kinh doanh bảo hiểm sức khỏe;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài kinh doanh các sản phẩm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe có thời hạn từ 01 năm trở xuống và các sản phẩm bảo hiểm cho rủi ro tử vong có thời hạn từ 01 năm trở xuống;
c) Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm cho rủi ro tử vong có thời hạn từ 01 năm trở xuống”
Như vậy, nội dung hoạt động doanh nghiệp tái bảo hiểm có những nội dung sau:
– Kinh doanh tái bảo hiểm; nhượng tái bảo hiểm;
– Quản lý các quỹ và đầu tư vốn từ hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm;
– Hoạt động khác liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm.
3. Doanh nghiệp tái bảo hiểm được hoạt động dưới hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 62 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Các hình thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm bao gồm:
- Công ty cổ phần.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn.
Như vậy, doanh nghiệp tái bảo hiểm không được hoạt động dưới loại hình doanh nghiệp tư nhân.
LIÊN HỆ TƯ VẤN