QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ MÃ SỐ, MÃ VẠCH

Mã số mã vạch là công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động các đối tượng là sản phẩm, hàng hóa, tổ chức hoặc địa điểm,… dựa trên việc ấn định một mã số cho đối tượng cần phân định (sử dụng máy in mã vạch) và thể hiện mã đó dạng vạch để thiết bị (máy quét mã vạch) có thể đọc được.

kết quả hình ảnh cho mã số, mã vạch

Theo điều 19c nghị định 74/2018/NĐ-CP, thủ tục đăng ký mã số, vã vạch được quy định như sau:

Thứ nhất, về hồ sơ được chia ra làm hai trường hợp sau:

  1. Trường hợp cấp mới Giấy chứng nhận, hồ sơ gồm:

– Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch theo quy định tại Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập.

  1. Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận, hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định tại Mẫu số 13 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập đối với trường hợp thay đổi tên, địa chỉ;

– Bản chính Giấy chứng nhận (trừ trường hợp bị mất).

Thứ hai, về hình thức nộp hồ sơ:

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục mã số, mã vạch, lập 01 bộ hồ sơ tương ứng theo quy định tại Khoản 1 Điều này, nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới cơ quan thường trực về mã số, mã vạch. Trường hợp nộp trực tiếp thì phải có bản chính để đối chiếu. Trường hợp hồ sơ gửi qua bưu điện phải nộp bản sao được chứng thực hoặc bản sao y bản chính có ký tên, đóng dấu.

Thứ ba, về trình tự giải quyết thủ tục:

  1. Trường hợp cấp mới:

Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để sửa đổi, bổ sung;

Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đóng các khoản phí theo quy định, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Mẫu số 14 Phụ lục kèm theo Nghị định này;

Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận không quá 03 năm kể từ ngày cấp.

  1. Trường hợp cấp lại giấy chứng nhận:

Giấy chứng nhận được cấp lại áp dụng đối với trường hợp tổ chức, cá nhân có giấy chứng nhận còn hiệu lực nhưng bị mất, hư hỏng hoặc thay đổi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân;

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch chịu trách nhiệm cấp lại giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do;

Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận ghi theo thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đã được cấp.

phapluatdoanhnghiep.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.