Phân biệt trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm và trợ cấp thất nghiệp

Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm và trợ cấp thất nghiệp là ba loại trợ cấp hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên rất hay bị nhầm lẫn. Cùng Luật Hùng Phúc phân biệt ba loại trợ cấp này qua bài viết dưới đây.

phân biệt trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm và trợ cấp thất nghiệp
Phân biệt trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm và trợ cấp thất nghiệp
Tiêu chíTrợ cấp mất việc làm Trợ cấp thôi việcTrợ cấp thất nghiệp
Căn cứ pháp lýĐiều 47 Bộ luật Lao động năm 2019 Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019Chương 6 Luật Việc làm 2013
Đối tượng chi trảNgười sử dụng lao động Người sử dụng lao độngCơ quan bảo hiểm xã hội
Điều kiện hưởngLàm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm do người sử dụng lao động:

– Do trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế

– Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã

 Làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mà chấm dứt hợp đồng lao động do:

– Do hết hạn hợp đồng

– Hoàn thành công việc theo hợp đồng

– Các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng

– Người lao động bị kết án tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không được trả tự do, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng

– Người lao động chết; bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết

– Người sử dụng lao động chấm dứt hoạt động hoặc bị ra thông báo không có người đại diện hợp pháp…

– Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.

(Trừ trường hợp người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu; người lao động bị chấm dứt hợp đồng do tự ý bỏ việc từ 05 ngày liên tục trở lên mà không có lý do chính đáng)

– Chấm dứt hợp đồng lao động, trừ người lao động đơn phương chấm dứt trái luật, hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng

– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng

– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm trong thời gian 03 tháng kể từ khi nghỉ việc

– Chưa tìm được việc sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ

Thời gian làm việc tính trợ cấpLà tổng thời gian làm việc thực tế, trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm Là tổng thời gian làm việc thực tế, trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được trả trợ cấp thôi việc, mất việc làmTính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp.

Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng

Tiền lương tính trợ cấpLà tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm Là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việcLà tiền lương bình quân đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp
Mức hưởngMức hưởng = Số năm tính hưởng trợ cấp x Tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng trước khi nghỉ việc Mức hưởng = ½ x Số năm tính hưởng trợ cấp x Tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng trước khi nghỉ việcMức hưởng/tháng = 60% x Bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp
Giới hạn mức hưởngMức hưởng tối thiểu = 02 tháng tiền lương

Không giới hạn tối đa

 Không giới hạnKhông giới hạn tối thiểu

Mức hưởng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở hoặc 05 lần mức lương tối thiểu vùng, tùy từng đối tượng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.