NHỮNG TRANH CHẤP LAO ĐỘNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TÒA ÁN TỪ 01/01/2021

thực trạng công tác giải quyết tranh chấp lao động theo bộ luật lao động hiệnTrong quan hệ lao động, tranh chấp giữa người lao động, tập thể người lao động và người sử dụng lao động thường xuyên xảy ra. Để giải quyết tranh chấp, ngoài việc hòa giải bởi hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động thì Tòa án cũng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Bộ luật lao động 2012 quy định chi tiết về thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp lao động. Tuy nhiên từ 1/1/2021, BLLĐ 2019 sẽ đi vào hiệu lực với những điều chỉnh thay đổi bổ sung đáng chú ý liên quan đến thẩm quyền của Tòa án.

Căn cứ Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và Bộ luật lao động 2019, phapluatdoanhnghiep.vn xin  tổng hợp những tranh chấp về lao động và tranh chấp liên quan đến lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cần Lưu ý như sau:

  1. Những tranh chấp không bắt buộc phải hòa giải bởi hòa giải viên lao động

Những tranh chấp không bắt buộc hòa giải bởi hòa giải viên lao động sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án theo quy định tại Khoản 1 Điều 188 Bộ luật lao động 2019 bao gồm:

+ Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

+ Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động

+ Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động

+ Tranh chấp về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

+ Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

+ Tranh chấp giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại

  1. Những tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động nhưng: 

+ Hòa giải không thành

+ Hết thời hạn hòa giải mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải

+ Một trong các bên không thực hiện biên bản hòa giải thành

  1. Những tranh chấp lao động cá nhân mà hai bên thỏa thuận lựa chọn Hội đồng trọng tài lao động giải quyết nhưng: 

+ Hết thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động mà Ban trọng tài lao động không được thành lập

+ Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc một trong các bên không thi hành quyết định của Ban trọng tài.

  1. Những tranh chấp lao động tập thể về quyền theo quy định của pháp luật về lao động đã qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động nhưng: 

+ Hòa giải không thành

+ Hết thời hạn hòa giải mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải

+ Một trong các bên không thực hiện biên bản hòa giải thành

  1. Những tranh chấp lao động tập thể về quyền mà hai bên thỏa thuận lựa chọn Hội đồng trọng tài lao động giải quyết nhưng: 

+ Hết thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động mà Ban trọng tài lao động không được thành lập

+ Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc một trong các bên không thi hành quyết định của Ban trọng tài.

  1. Tranh chấp liên quan đến lao động, bao gồm:

– Tranh chấp về học nghề, tập nghề

– Tranh chấp về cho thuê lại lao động

– Tranh chấp về quyền công đoàn, kinh phí công đoàn

– Tranh chấp về an toàn lao động, vệ sinh lao động

  1. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp
  2. Các tranh chấp khác về lao động, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật

Mọi thông tin chi tiết cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

Địa chỉ: 89 Trần Phú, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc

Call – Zalo: 0979 80 1111

Hotline: 0211 388 1588

Gmail: phapluatdoanhnghiepso1@gmail.com

Website: https://phapluatdoanhnghiep.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.