Mỗi giao dịch của doanh nghiệp bằng văn bản đều cần sử dụng con dấu doanh nghiệp. Con dấu doanh nghiệp là sự khác biệt, không trùng lặp nhằm phân biệt các doanh nghiệp với nhau. Bài viết dưới đây, luật sư xin chia sẻ về “Những hành vi bị xử lý liên quan đến con dấu doanh nghiệp”.
Thứ nhất, cần hiểu “Con dấu doanh nghiệp” là gì ?
Con dấu của doanh nghiệp là dấu hiệu đặc biệt, không trùng lặp nhằm phân biệt giữa doanh nghiệp này và doanh nghiệp khác.
Doanh nghiệp được quyền chủ động trong việc quản lý và sử dụng con dấu.
“ Điều 44 luật doanh nghiệp năm 2014 quy định:
“1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:
- a) Tên doanh nghiệp;
- b) Mã số doanh nghiệp.
- Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.
- Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.
- Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Thứ hai, những hành vi bị xử lý liên quan đến con dấu doanh nghiệp:
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm:
+ Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất hoặc hư hỏng giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu.
+ Không đăng ký lại mẫu dấu với cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi:
+ Khắc các loại con dấu mà không có giấy phép khắc dấu hoặc các giấy tờ khác theo quy định. (Phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng).
+ Sử dụng con dấu chưa đăng ký lưu chiểu mẫu dấu hoặc chưa có giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu.
+ Tự ý mang con dấu ra khỏi cơ quan, đơn vị mà không được phép của cấp có thẩm quyền.
+ Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất con dấu đang sử dụng.
+ Không đổi lại con dấu khi có quyết định của cấp có thẩm quyền về việc đổi tên cơ quan, tổ chức dùng dấu hoặc đổi tên cơ quan cấp trên hoặc thay đổi về trụ sở cơ quan, tổ chức có liên quan đến mẫu dấu.
+ Không khắc lại con dấu theo mẫu quy định.
+ Không nộp lại con dấu và giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu khi quyết định của cấp có thẩm quyền có hiệu lực về việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, kết thúc nhiệm vụ, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc chấm dứt hoạt động của cơ quan, tổ chức hoặc tạm đình chỉ sử dụng con dấu.
+ Không thông báo mẫu dấu với các cơ quan có thẩm quyền trước khi sử dụng.
+ Không xuất trình con dấu và giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm:
+ Không nộp lại con dấu, giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu hoặc không nộp con dấu theo đúng thời hạn khi có quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền (Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi con dấu, giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu).
+ Đóng dấu vào văn bản, giấy tờ chưa có chữ ký của người có thẩm quyền hoặc chữ ký của người không có thẩm quyền (Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy bỏ văn bản, giấy tờ đóng dấu sai quy định).
+ Mượn, cho mượn con dấu, sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức khác để hoạt động.
(Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi con dấu.)
+ Sản xuất con dấu pháp nhân không đúng thủ tục theo quy định (Phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng.)
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm:
+ Mang con dấu vào nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không có giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu.
+ Sử dụng trái phép con dấu mang từ nước ngoài vào Việt Nam.
+ Làm giả hồ sơ để làm thêm con dấu của cơ quan, tổ chức (Phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi con dấu.)
+ Sử dụng trái phép con dấu mang từ nước ngoài vào Việt Nam.
+ Khắc dấu giả hoặc sử dụng con dấu giả (Phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi con dấu).
Mức xử phạt vi phạm nêu trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt gấp 02 lần mức xử phạt cá nhân.
LIÊN HỆ TƯ VẤN
- TỪ 2021, CHUYỂN NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM CÔNG VIỆC KHÁC SO VỚI HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VẪN PHẢI TRẢ LƯƠNG
- Thủ tục đề nghị gia hạn hộ chiếu mới nhất
- Nguyên tắc định giá tài sản góp vốn trong doanh nghiệp
- Thông tư 29/2014/TT-NHNN hướng dẫn các ngân hàng thương mại phối hợp với Ngân hàng Phát Triển Việt Nam trong việc thực hiện cơ chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn theo quy định tại Quy chế bảo lãnh ban hành kèm theo Quyết định số 03/2011/QĐ-T
- Nghỉ thêm sau khi hết thời hạn nghỉ thai sản có được không?