NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI MUỐN ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM CÓ NHỮNG “CON ĐƯỜNG” NÀO ?

Việt Nam là một quốc gia đang trên đà phát triển và có rất nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến các “ con đường ‘’để đầu tư vào Việt Nam. Trong bài viết dưới đây, phapluatdoanhnghiep.vn xin gửi tới quý bạn đọc những phương thức để đầu tư tại Việt Nam.

kết quả hình ảnh cho đầu tư

Thứ nhất, đầu tư vào các tổ chức kinh tế:

Đầu tư vào các tổ chức kinh tế có hai phương thức đó là: đầu tư thành lập tổ chức kinh tế và  đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế.

Về đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và phải đáp ứng một số điều kiện như:

– Nhà đầu tư nước ngoài không bị hạn chế tỉ lệ sở hữu vốn điều lệ trừ các trường hợp sau:

+  Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

+ Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

+ Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Về đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế, hiện nay rất nhiều nhà đầu tư chọn hình thức đầu tư này vì nó đơn giản và tiện lợi hơn việc thành lập tổ chức kinh tế bởi nhà đầu tư không cần làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà chỉ cần góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế.

– Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

+ Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;

+ Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;

+ Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc hai trường hợp nêu trên

– Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

+ Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;

+ Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;

+ Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;

+Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp nêu trên.

Thứ hai, đầu tư theo hợp đồng: Có hai loại hợp đồng để các nhà đầu tư có thể lưạ chọn khi muốn  đầu tư vào Việt Nam, đó là đầu tư theo hợp đồng BCC và PPP.

Về đầu tư theo hợp đồng BCC:

– Hợp đồng BCC là hợp đồng được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài và phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

– Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

– Hợp đồng BCC gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

+ Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;

+ Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;

+ Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;

+ Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;

+ Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;

+ Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;

+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

– Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

– Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.

Về đầu tư theo hợp đồng PPP:

Hợp đồng PPP là hợp đồng được ký kết giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công.

Lĩnh vực, điều kiện, thủ tục thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP được Chính phủ quy định chi tiết.

Thứ nhất, đầu tư vào các tổ chức kinh tế:

Đầu tư vào các tổ chức kinh tế có hai phương thức đó là: đầu tư thành lập tổ chức kinh tế và  đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế.

Về đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và phải đáp ứng một số điều kiện như:

– Nhà đầu tư nước ngoài không bị hạn chế tỉ lệ sở hữu vốn điều lệ trừ các trường hợp sau:

+  Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

+ Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

+ Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Về đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế, hiện nay rất nhiều nhà đầu tư chọn hình thức đầu tư này vì nó đơn giản và tiện lợi hơn việc thành lập tổ chức kinh tế bởi nhà đầu tư không cần làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà chỉ cần góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế.

– Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

+ Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;

+ Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;

+ Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc hai trường hợp nêu trên

– Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

+ Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;

+ Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;

+ Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;

+Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp nêu trên.

Thứ hai, đầu tư theo hợp đồng: Có hai loại hợp đồng để các nhà đầu tư có thể lưạ chọn khi muốn  đầu tư vào Việt Nam, đó là đầu tư theo hợp đồng BCC và PPP.

Về đầu tư theo hợp đồng BCC:

– Hợp đồng BCC là hợp đồng được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài và phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

– Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

– Hợp đồng BCC gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

+ Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;

+ Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;

+ Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;

+ Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;

+ Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;

+ Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;

+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

– Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

– Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.

Về đầu tư theo hợp đồng PPP:

Hợp đồng PPP là hợp đồng được ký kết giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công.

Lĩnh vực, điều kiện, thủ tục thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP được Chính phủ quy định chi tiết.

phapluatdoanhnghiep.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.