Phương pháp thu hồi công nợ hiệu quả cho doanh nghiệp

Thu hồi công nợ luôn là một trong các vấn đề được doanh nghiệp quan tâm hàng đầu trong quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh. Vậy làm sao để thu hồi công nợ hiệu quả, đặc biệt là đối với công nợ khó đòi? Cùng Luật Hùng Phúc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Soạn thư, công văn yêu cầu khách nợ thanh toán

Ngoài việc nói chuyện qua điện thoại hoặc gặp nhau trực tiếp, doanh nghiệp có thể soạn thảo những bức thư, văn bản yêu cầu bên khách nợ thanh toán khoản nợ cho mình sao cho hiệu quả nhất.

Thư yêu cầu thanh toán nợ vừa giúp khách nợ nắm bắt được thông tin cần thiết về khoản nợ, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán,… vừa là căn cứ để doanh nghiệp khởi kiện, xác định thời hiện khởi kiện và là căn cứ để tạo lợi thế trong việc cung cấp hồ sơ, chứng cứ trước Tào án sau này.

2. Đàm phán để thu hồi công nợ

Bên cạnh việc gửi văn bản, doanh nghiệp cũng có thể cân nhắc tiến hành đàm phán từng bước với Bên nợ để đưa ra các yêu cầu của mình rõ ràng, mạnh mẽ hơn theo các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn nhắc nhở: Ở giai đoạn này, Doanh nghiệp có thể dùng các phương thức liên lạc như email, tin nhắn, điện thoại để thể hiện thái độ ôn hòa, nhẹ nhàng nhưng không kém phần kiên quyết bằng cách gia hạn thời gian thanh toán một cách cụ thể, hợp lý để yêu cầu Bên nợ thực hiện đúng nghĩa vụ đã giao kết trong hợp đồng. Thời gian gia hạn có thể tùy thuộc vào tính chất ngành nghề, thông lệ giao dịch giữa các bên tuy nhiên trong các hoạt động thương mại thông thường là khoảng 1 tuần.
  • Giai đoạn đốc thúc: Sau thời gian gia hạn trên mà Bên nợ vẫn không thực hiện thanh toán, Doanh nghiệp tăng dần tần suất nhắc nhở nhằm nhấn mạnh nghĩa vụ trả tiền của Bên nợ dù vẫn giữ thái độ thiện chí. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp thương lượng để yêu cầu sự phối hợp hợp tác giải quyết công việc.
  • Giai đoạn cảnh cáo: Sau khi đã thực hiện các giai đoạn trên nhưng Bên nợ vẫn không có động thái tích cực thì tại thời điểm này Doanh nghiệp có thể bắt đầu tiến hành biện pháp cảnh cáo nghiêm khắc, mạnh mẽ hơn. Cụ thể, căn cứ theo thỏa thuận hợp đồng giữa các bên và quy định pháp luật về dân sự, thương mại bên có quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình nếu Bên nợ không thực hiện thì có thể phải gánh chịu các hậu quả pháp lý. Do đó, trong nội dung văn bản yêu cầu thanh toán ở giai đoạn này Doanh nghiệp nên chỉ ra những hậu quả pháp lý để thể hiện thái độ cảnh cáo kiên quyết. Ngoài ra, văn bản này có thể mang giá trị pháp lý trong trường hợp Doanh nghiệp quyết định tiến hành khởi kiện yêu cầu Bên nợ thực hiện nghĩa vụ tại tòa án có thẩm quyền hoặc trung tâm trọng tài.

Như đã đề cập, thu hồi nợ là công việc cần có chiến lược rõ ràng nên Doanh nghiệp cần xác định mục đích và ý nghĩa của từng giai đoạn. Đối với giai đoạn 1 thái độ khéo léo nhưng không kém phần sát sao, chặt chẽ của Doanh nghiệp có thể khiến Bên nợ tiến hành hợp tác thanh toán công nợ, mặt khác đối với các khoản nợ khó đòi thì đây chính là căn cứ để doanh nghiệp tạo lợi thế cho việc tiến hành các giai đoạn tiếp theo.

Bên cạnh đó, thông qua các bước trên Doanh nghiệp cũng có thể thu thập, tìm hiểu các nguyên nhân thanh toán trễ hạn cũng như năng lực tài chính hay khả năng trả nợ của Bên nợ. Nhờ vậy, nắm rõ thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của Bên nợ và có cơ sở hoạch định hướng đi thích hợp để thu hồi được khoản tiền trong thời gian nhanh nhất. Trường hợp doanh nghiệp đã cố gắng tạo điều kiện cho Bên nợ thực hiện nghĩa vụ nhưng vẫn không đem lại kết quả như mong đợi thì có thể cân nhắc đến biện pháp mạnh mẽ hơn đó chính là biện pháp pháp lý dưới đây.

phương pháp thu hồi công nợ hiệu quả cho doanh nghiệp?
Phương pháp thu hồi công nợ hiệu quả cho doanh nghiệp?

3. Khởi kiện để thu hồi công nợ

Sau khi đã thực hiện các biện pháp đàm phán và xem xét tính khả thi của vụ việc, Doanh nghiệp có thể cân nhắc quyết định tiến hành biện pháp quyết liệt hơn là khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền hoặc trung tâm trọng tài. Thời gian thực hiện tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể có thể kéo dài từ 03 đến hơn 12 tháng.

Theo đó, để giải quyết tranh chấp tại tòa án hoặc trung tâm vụ việc cần đồng thời đáp ứng được 03 yếu tố sau:

  • giữa các bên có tồn tại khoản nợ và Bên nợ đã không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán đã thỏa thuận dẫn đến việc quyền, lợi ích hợp pháp của Doanh nghiệp bị xâm phạm;
  • (Tòa án hoặc trung tâm trọng tài thụ lý giải quyết vụ việc có đúng thẩm quyền theo như quy định pháp luật Việt Nam;
  • Các bên phải thực hiện đầy đủ các bước tiền tố tụng như hòa giải, thương lượng, thông báo trong trường hợp hợp đồng hoặc pháp luật có quy định trước khi tiến hành khởi kiện.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.