Tết đến xuân về, lương tháng 13, thưởng Tết là một trong những chủ đề nóng đối với người lao động trong thời gian gần đây. Lương tháng 13 và thưởng tết có phải là một hay không? Hãy cùng làm rõ qua bài viết này.
1. Lương Tháng 13 cũng là một khoản thưởng Tết?
Bộ luật Lao động năm 2019 không có quy định nào đề cập đến cụm từ “lương tháng 13”. Do đó, để biết chính xác lương tháng 13 có phải thưởng Tết hay không cần căn cứ vào quy định về tiền lương và thưởng tại Chương VI Bộ luật Lao động năm 2019.
Điều 90 Bộ luật Lao động quy định, tiền lương là số tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc.
Bên cạnh đó, thưởng Tết là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động (theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật Lao động).
Như vậy, các quy định này cũng không thể hiện rõ lương tháng 13 có phải là tiền thưởng hay không. Do đó, không thể coi lương tháng 13 là tiền thưởng Tết. Việc có hay không có lương tháng 13 là phụ thuộc vào quy chế riêng của từng doanh nghiệp.
2. Có bắt buộc phải trả Tháng lương thứ 13 hay không?
Lương tháng 13 là khoản tiền được trả theo thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động sau cả năm cống hiến cho doanh nghiệp.
Pháp luật không có quy định cụ thể các vấn đề liên quan đến lương tháng 13 nhưng nếu đã có thỏa thuận về lương tháng 13 trong hợp đồng lao động hoặc ghi nhận trong thỏa ước lao động tập thể thì doanh nghiệp bắt buộc phải chi trả lương tháng 13 cho nhân viên.
Trường hợp doanh nghiệp không trả lương tháng 13 đúng như thỏa thuận, người lao động có thể thực hiện theo một trong cách cách sau để đòi lại quyền lợi:
Cách 1: Khiếu nại đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Khiếu nại lần 1 đến người sử dụng lao động.
Khiếu nại lần 2 đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Lưu ý: Theo nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động chỉ khiếu nại đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sau khi đã khiếu nại tới người sử dụng lao động mà không được giải quyết hoặc không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại của họ.
Cách 2: Tố cáo đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Việc từ chối chi trả lương tháng 13 khi đã có thỏa thuận là hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động.
Theo Điều 37 Nghị định 24 năm 2018, người lao động có thể gửi đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp với Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Để được xem xét giải quyết cũng như chứng minh doanh nghiệp vi phạm, người lao động cần gửi các bằng chứng kèm theo đơn tố cáo.
Cách 3: Gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến Hòa giải viên lao động.
Theo Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, với các tranh chấp lao động cá nhân về lương tháng 13 thì phải giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.
Do đó, người lao động cần làm đơn gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội để các cơ quan này cử hòa giải viên lao động tiếp nhận và giải quyết tranh chấp.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về việc “Doanh nghiệp có bắt buộc phải chi trả tháng lương thứ 13 hay không”. Mọi vướng mắc cần giải đáp liên quan đến pháp lý doanh nghiệp, lao động vui lòng liên hệ Hotline: 0982 466 166 để được tư vấn trực tiếp và chuyên sâu.
LIÊN HỆ TƯ VẤN
- NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH THỜI GIAN TRÍCH KHẤU HAO CỦA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
- Các lỗi về lao động, BHXH người lao động thường mắc phải và mức phạt từ 2022
- Hướng dẫn 03 cách đăng ký mã số thuế cá nhân
- Hướng dẫn khai tình hình sử dụng lao động cho doanh nghiệp
- Tránh thuế là gì? Phân biệt trốn thuế và tránh thuế?