Việc phân cấp, phân quyền trong một doanh nghiệp

Việc phân cấp, phân quyền trong một doanh nghiệp là tất yếu vì không một ai có thể làm tất cả mọi công việc để đạt được mục tiêu của Doanh nghiệp. Trong bài viết này, Luật sư xin giới thiệu tới Quý bạn đọc những nội dung cơ bản trong việc phân cấp quản trị doanh nghiệp.

kết quả hình ảnh cho phân cấp, phân quyền trong doanh nghiệp

Việc phân cấp quản trị trong Doanh nghiệp là việc phân chia quyền hành giữa quản trị viên cấp cao (Top managers), quản trị viên trung gian (Middle managers), và quản trị viên cấp cơ sở (First-line managers).

Quản trị viên cấp cao chịu trách nhiệm những thành quả cuối cùng của tổ chức. Họ có nhiệm vụ đưa ra các quyết định chiến lược, tổ chức thực hiện chiến lược, duy trì và phát triển tổ chức. Các chức danh chính của quản trị viên cao cấp trong sản xuất kinh doanh ví dụ như là: chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch, các ủy viên hội đồng quản trị, các tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc,…

Quản trị viên trung gian hay quản trị viên cấp giữa có nhiệm vụ đưa ra các quyết định chiến thuật, thực hiện các kế hoạch và chính sách của doanh nghiệp, phối hợp các hoạt động, các công việc để hoàn thành các mục tiêu chung. Chức danh của họ thường là các trưởng phòng ban, các phó phòng, các chánh phó quản đốc các phân xưởng,…

Quản trị viên cấp cơ sở là những quản trị viên ở cấp bậc cuối cùng trong hệ thống cấp bậc của các nhà quản trị trong cùng một tổ chức. Nhiệm vụ của họ là đưa ra các quyết định tác nghiệp nhằm chỉ đạo, hướng dẫn các công nhân viên trong các công việc sản xuất kinh doanh cụ thể hàng ngày, nhằm thực hiện mục tiêu chung. Các chức danh thông thường của họ là: đốc công, trưởng ca, tổ trưởng sản xuất, tổ trưởng các tổ bán hàng,…

phapluatdoanhnghiep.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.