TƯ VẤN VỀ PHỤ CẤP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG MÔI TRƯỜNG NGUY HIỂM, NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI

Công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là công việc được xác định trong danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH.

Người lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có thể sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe, chức năng sinh học hoặc tuổi thọ. Vì vậy, người lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ được hưởng nhiều quyền lợi hơn cả về phụ cấp và thời gian làm việc so với người lao động làm việc trong điểu kiện bình thường.

Sau đây, luật Hùng Phúc sẽ tư vấn những quyền lợi mà người lao động thực hiện công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng trong thời gian làm việc:

Căn cứ:

Bộ luật Lao động 2019.

Luật An toàn vệ sinh lao động 2015.

Nghị định 90/2019/NĐ-CP của Chính Phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo Hợp đồng lao động.

Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố độc hại, nguy hiểm.

Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm & đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Thứ nhất, Ngoài mức lương cơ bản chi trả cho Người lao động, Người sử dụng lao động phải chi trả thêm tiền lương cho Người lao động làm công việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm một khoản được tính vào tiền lương cơ bản tương đương với mức như quy định dưới đây: mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Thứ hai, khi người lao động làm các công việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mức phụ cấp độc hại sẽ căn cứ theo sự thỏa thuận của các bên người lao động và người sử dụng lao động khi giao kết hợp đồng lao động.

“1.Chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại nguy hiểm

a) Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được áp dụng đối với những người lao động làm nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

b) Tuy thuộc vào mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của nghề, công việc với điều kiện lao động bình thường để xác định mức phụ cấp, bảo đảm: Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng 5% và cao nhất bằng 10%; nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng 7% và cao nhất 15% so với mức lương của nghề hoặc công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.“

Căn cứ công việc mà Người lao động làm là nhân viên làm việc đối chiếu với Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Thông tư 11/2020/TT-BLDDTBXH) để xác định điều kiện lao động từ đó xác định mức mức chi trả phụ cấp cho người lao động.

Thứ ba, nếu người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì người lao động được nghỉ 14 ngày nếu thực hiện công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và 16 ngày nếu thực hiện công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

“Điều 113. Nghỉ hằng năm

Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.”

Như vậy, đối với Người lao động làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, ngoài mức lương cơ bản+các khoản trợ cấp, các công ty phải chi trả thêm lương và phụ cấp cho người lao động và được hưởng nhiều ngày nghỉ phép hơn so với người lao động làm việc trong điểu kiện thường.

PHỤ LỤC 1

BẢNG XÁC ĐỊNH MỨC BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT THEO ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG

TT Điều kiện lao động Chỉ tiêu về môi trường lao động Mc bồi dưỡng
1 Loại IV

(Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)

Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Mức 1
Trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm. Mức 1
Có ít nhất 02 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Mức 2
Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đồng thời trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm. Mức 2
2 Loại V

(Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)

Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép Mức 2
Trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm. Mức 2
Có ít nhất 02 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép; Mức 3
Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đồng thời trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm. Mức 3
3 Loại VI

(Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)

Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép Mức 3
Trực tiếp tiếp xúc với các gây bệnh truyền nhiễm. Mức 3
Có ít nhất 01 yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đồng thời có yếu tố đặc biệt độc hại, nguy hiểm. Mức 4
Có yếu tố đặc biệt độc hại, nguy hiểm đồng thời trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm. Mức 4

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.