Sáng chế luôn gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh, đây cũng là một đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Sau đây là những quy định hiện hành của pháp luật liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu đối với sáng chế.
1. Sáng chế là gì?
Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì sáng chế là: giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế cũng là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
Chủ sở hữu sáng chế sau khi đăng ký và được Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ sáng chế sẽ được pháp luật bảo vệ khi có bất kỳ hành vi xâm phạm quyền sáng chế.
2. Đối tượng được quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế
Theo quy định tại Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, các tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế, bao gồm:
– Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;
– Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định theo pháp luật SHTT.
Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
Người có quyền đăng ký quy định nêu trên có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.
3. Điều kiện đăng ký bảo hộ sáng chế, bằng sáng chế
Theo quy định tại Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, quy định về điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ như sau:
– Có tính mới;
– Có trình độ sáng tạo;
– Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Trong đó, “tính mới” của sáng chế được xem là yếu tố quan trọng nhất. “Tính mới” có nghĩa bất kỳ sản phẩm nào muốn đăng ký sáng chế nhưng đã bị bộc lộ trước thời điểm nộp đơn đều bị coi là không còn tính mới và không thể đăng ký được. Do đó, trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường hoặc trên các phương tiện truyền thông, chủ sở hữu cần nộp đơn đăng ký sáng chế để bảo đảm được tính mới và đáp ứng được điều kiện bảo hộ.
LIÊN HỆ TƯ VẤN
- CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỀ VỐN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI DỊCH BỆNH COVID-19
- Dịch vụ pháp lý về mua bán sáp nhập doanh nghiệp
- Thiệt hại khi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được xác định dựa trên nguyên tắc nào?
- TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU XĂNG DẦU
- NHỮNG DOANH NGHIỆP NÀO ĐƯỢC GIA HẠN THỜI HẠN NỘP THUẾ, TIỀN THUÊ ĐẤT DO ẢNH HƯỞNG CỦA COVID 19?