Hiện nay, cùng với sự sáng tạo không ngừng của con người, quyền tác giả đã được bảo vệ một cách triệt để hơn bằng chế tài của pháp luật. Vậy hành vi xâm phạm, chiếm đoạt quyền tác giả bị xử phạt như thế nào? Cùng Luật Hùng Phúc đi tìm hiểu về những chế tài đó.
1. Quyền tác giả là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009), quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Trong đó, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
2. Hành vi xâm phạm, chiếm đoạt quyền tác giả bị xử phạt như thế nào?
2.1. Thế nào là hành vi xâm phạm, chiếm đoạt quyền tác giả?
– Xâm phạm, chiếm đoạt quyền tác giả là việc sử dụng các tác phẩm được bảo vệ bởi pháp luật Sở hữu trí tuệ một cách trái phép, xâm phạm vào một số quyền độc quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.
– Những hành vi xâm phạm, chiếm đoạt quyền tác giả: quy định tại khoản 8 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ 2022.
+ Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
+ Xâm phạm quyền nhân thân quy định tại Điều 19 của Luật này.
+ Xâm phạm quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.
+ Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ quy định tại các điều 25, 25a và 26 của Luật này.
+ Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu biện pháp công nghệ hữu hiệu do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình nhằm thực hiện hành vi quy định tại Điều này và Điều 35 của Luật này.
+ Sản xuất, phân phối, nhập khẩu, chào bán, bán, quảng bá, quảng cáo, tiếp thị, cho thuê hoặc tàng trữ nhằm mục đích thương mại các thiết bị, sản phẩm hoặc linh kiện, giới thiệu hoặc cung cấp dịch vụ khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị, sản phẩm, linh kiện hoặc dịch vụ đó được sản xuất, sử dụng nhằm vô hiệu hóa biện pháp công nghệ hữu hiệu bảo vệ quyền tác giả.
+ Cố ý xóa, gỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
+ Cố ý phân phối, nhập khẩu để phân phối, phát sóng, truyền đạt hoặc cung cấp đến công chúng bản sao tác phẩm khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền đã bị xóa, gỡ bỏ, thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
+ Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định để được miễn trừ trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian quy định tại khoản 3 Điều 198b của Luật này.
2.2. Hành vi xâm phạm, chiếm đoạt quyền tác giả bị xử lý như thế nào?
Tại Điều 199 Luật sở hữu trí tuệ 2005, quy định: Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.
(1) Biện pháp dân sự: Được căn cứ tại Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ 2005.
Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
– Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
– Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
– Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
– Buộc bồi thường thiệt hại;
– Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
(2) Biện pháp hành chính:
Tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính:
– Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
– Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật sở hữu trí tuệ 2005 hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
– Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.
Chính phủ quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính, hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP có quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan.
(3) Truy cứu trách nhiệm hình sự
Bên cạnh việc xử lý vi phạm hành chính, hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan tuỳ theo mức độ còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015.
Hành vi | Cá nhân | Tổ chức |
Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây: – Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình; – Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình. – Xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam | Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng Hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Nếu: – Quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng – Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng – Hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng | Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng Nếu: – Quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng – Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng – Hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; |
– Có tổ chức; – Phạm tội 02 lần trở lên; – Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên; – Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên; – Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên. | Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng Hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm | Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng Hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm |
Các hình phạt bổ sung | – Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng – Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. | – Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, – Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. |
LIÊN HỆ TƯ VẤN