Lựa chọn hình thức kinh doanh theo mô hình hộ kinh doanh hay thành lập công ty?

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Hộ kinh doanh cá thể là loại hình kinh doanh có quy mô nhỏ, đơn giản, dễ quản lý, phù hợp với những cá nhân hoặc hộ gia đình có nhu cầu kinh doanh nhỏ lẻ. Cùng Luật Hùng Phúc tìm hiểu sự khác biệt giữa hai mô hình kinh doanh này nhé:

quy trình, thủ tục đăng ký kinh doanh spa.

1. Quy mô kinh doanh hộ cá thể, thành lập công ty

  • Với công ty: không bị giới hạn về quy mô, vốn, địa điểm kinh doanh, công ty được phép xuất khẩu, nhập khẩu
  • Hộ kinh doanh có quy mô nhỏ, việc kinh doanh buôn bán phải lựa chọn một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh, có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất. Nếu buôn bán lưu động, kinh doanh ngoài địa điểm kinh doanh phải thông báo cho cơ quan thuế, quản lý kinh doanh… vì vậy địa điểm kinh doanh, hộ kinh doanh có nhiều hạn chế hơn doanh nghiệp.

2. Số lượng lao động

  • Doanh nghiệp: không hạn chế
  • Hộ kinh doanh: giới hạn nhân công không quá 10 ngườ, nếu số lượng lớn hơn 10 người, hộ kinh doanh phải chuyển đổi sang mô hình công ty

4. Điều kiện kinh doanh

  • Doanh nghiệp: phải đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và có con dấu
  • Hộ kinh doanh: chỉ trong một số trường hợp nhất định, đăng ký kinh doanh ở cơ Phòng tài chính-kế hoạch thuộc UBND cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở  và không có con dấu.

4. Chế độ trách nhiệm

  • Doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp vào công ty (trừ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn)
  • Hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của hộ kinh doanh.

5. Ưu điểm, nhược điểm 

Công ty, doanh nghiệp:

  • Ưu điểm: Có tư cách pháp nhân (ngoại trừ doanh nghiệp tư nhân), quy mô kinh doanh rộng, không giới hạn số lượng lao động và ngành nghề kinh doanh, dễ dàng huy động vốn từ bên ngoài và mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh thông qua việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty (trừ doanh nghiệp tư nhân), không phải lấy tài sản cá nhân để chịu trách nhiệm cho nghĩa vụ của công ty. Đặc biệt, đối với hoạt động bán hàng, doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu xuất hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn đỏ) cho khách hàng và được khấu trừ thuế giá trị gia tăng.
  • Nhược điểm: Chế độ kế toán phức tạp đòi hỏi phải đúng luật, đúng hạn, đúng chuẩn mực kế toán. Doanh nghiệp phải đóng nhiều loại thuế với mức thuế suất cao

► Hộ kinh doanh cá thể:

  • Ưu điểm: Số lượng lao động ít dễ dàng quản lý, chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản, nộp thuế khoán ít phù hợp với cá nhân, hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ, vốn ít.
  • Nhược điểm: Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, quy mô kinh doanh nhỏ nên không dễ huy động vốn hay mở rộng quy mô kinh doanh, chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, tính chất hoạt động manh mún, không xuất được hóa đơn giá trị gia tăng cho khách hàng nên hạn chế đối tác mua bán và không được khấu trừ tiền thuế như doanh nghiệp.

Như vậy, tùy thuộc vào quy mô, nhu cầu và khả năng tài chính, bạn có thể lựa chọn cho mình loại hình kinh doanh phù hợp. Nếu có định hướng phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai thì thành lập công ty, doanh nghiệp là sự lựa chọn tốt nhất. Còn nếu chỉ có nhu cầu kinh doanh với quy mô nhỏ, số vốn hạn chế, đơn giản, dễ quản lý thì thành lập hộ kinh doanh cá thể chính là mô hình kinh doanh phù hợp cho các cá nhân hoặc hộ gia đình.

Trên đây là tư vấn của Luật sư, để chọn cho mình mô hình kinh doanh phù hợp, quý khách hàng có thể gọi đến Phòng pháp luật doanh nghiệp Công ty Luật TNHH Hùng Phúc để được hướng dẫn và tư vấn chi tiết theo số điện thoại: 0982466166

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.