Khi một doanh nghiệp không còn khả năng tiếp tục vận hành và phát triển thì giải thể là một trong số những biện pháp tối ưu. Tuy nhiên, có rất nhiều doanh nghiệp chưa thanh toán hết nợ đã tiến hành giải thể. Vậy pháp luật có cho phép điều này hay không? Cùng Luật Hùng Phúc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Các trường hợp giải thể doanh nghiệp
Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau theo khoản 1 Điều 201 Luật Doanh nghiệp năm 2014:
- Theo quyết định của chủ doanh nghiệp;
- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
- Không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Theo đó, có thể chia giải thể doanh nghiệp thành 02 loại là giải thể tự nguyện và giải thể bắt buộc.
2. Doanh nghiệp chưa thanh toán hết nợ có được phép giải thể?
Một trong những vấn đề quan trọng đóng vai trò then chốt trong giải thể doanh nghiệp là khả năng thanh toán nợ của công ty đó.
Do vậy, doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài (khoản 2 Điều 201 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13).
Để giải thể, doanh nghiệp bắt buộc phải chuẩn bị hồ sơ trong đó có danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có).
Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây:
– Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
– Nợ thuế;
– Các khoản nợ khác.
Như vậy, dù là giải thể tự nguyện hay bắt buộc, doanh nghiệp phải đảm bảo đã thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác.
3. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp của Luật Hùng Phúc
– Tư vấn trình tự, hồ sơ, thủ tục liên quan đến việc giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Doanh nghiệp;
– Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ giải thể doanh nghiệp phù hợp với từng trường hợp giải thể của quý khách hàng;
– Đại diện cho khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: cơ quan quản lý thuế, bảo hiểm xã hội, hải quan, công an và cơ quan đăng ký kinh doanh;
– Tư vấn các vấn đề phát sinh khác;
Liên hệ luật sư tư vấn : 0982 466 166
LIÊN HỆ TƯ VẤN
- Điểm mới của dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 123/2020 về hóa đơn, chứng từ
- Điểm mới về giả định quyền tác giả, quyền liên quan từ năm 2023
- 03 chính sách BHXH, tiền lương áp dụng từ ngày 01/7/2022
- CÁC TRƯỜNG HỢP BỊ THU HỒI VÀ TRÌNH TỰ THU HỒI GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
- Hướng dẫn thủ tục cấp lại giấy đăng ký kinh doanh bị mất, hỏng