Việc tra cứu tài sản bảo đảm giúp cho người mua nắm được tài sản đó có đang thế chấp hay không. Dưới đây là cách kiểm tra tài sản bảo đảm nhanh nhất.
1. Tài sản nào phải đăng kí bảo đảm
Căn cứ Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ gồm có:
– Tài sản hiện có hoặc hình thành trong tương lai gồm bất động sản và động sản. Trong đó:
Bất động sản có thể kể đến đất đai, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền vơi đất hoặc tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà ở…
Động sản là những tài sản không được xếp vào hạng mục là bất động sản
– Tài sản được bán trong hợp đồng mua bán có bảo lưu quyền sở hữu: Bảo lưu quyền sở hữu theo Điều 292 Bộ luật Dân sự là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Theo đó, bên bán được bảo lưu quyền sở hữu cho đến khi bên mua thanh toán xong các nghĩa vụ (khoản 1 Điều 331 Bộ luật Dân sự).
– Tài sản thuộc sở hữu toàn dân gồm: Đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời… và các loại tài sản khác là tài sản công do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý…
Có thể kể đến một số loại tài sản phải đăng ký theo Nghị định 99/2022/NĐ-CP gồm:
- Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
- Tàu bay, tàu biển;
- Động sản, cây hằng năm, công trình tạm…
2. Cách tra cứu tài sản bảo đảm nhanh nhất
Theo Điều 50 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, có các phương thức để cá nhân, tổ chức được sử dụng để tra cứu tài sản đăng ký đảm bảo:
– Yêu cầu cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm đã được đăng ký: Nộp phiếu yêu cầu cung cấp thông tin đến cơ quan đăng ký online, trực tiếp hoặc qua bưu điện, qua thư điện tử.
– Tự tra cứu thông tin trong cơ sở dữ liệu thông qua mã số sử dụng cơ sở dữ liệu bằng một trong hai hình thức là tra cứu online hoặc gửi yêu cầu bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền.
Dưới đây là chi tiết thủ tục tự tra cứu tài sản đăng ký đảm bảo của cá nhân, tổ chức có nhu cầu:
2.1 Tra cứu trực tiếp
Để tra cứu thông tin về tài sản đăng ký đảm bảo trực tiếp, theo khoản 2 Điều 50 Nghị định 99/2022/NĐ-CP người yêu cầu nộp phiếu yêu cầu cung cấp thông tin cho các cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký tài sản tại Điều 10 Nghị định này gồm:
- Văn phòng hoặc chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; Bộ phận Một cửa của Uỷ ban nhân dân cấp huyện: Tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất.
- Cục Hàng không Việt Nam: Nếu tài sản đảm bảo là tàu bay.
- Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục Hàng hải, Cảng vụ Hàng hải: Nếu tài sản đảm bảo là tàu biển, tài sản khác.
- Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam: Nếu tài sản đảm bảo là chứng khoán đã đăng ký tập trung.
- Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia về giao dịch bảo đảm: Tài sản đảm bảo là động sản không phải tàu bay, tàu biển, chứng khoán đã đăng ký tập trung…
2.2 Tra cứu online
Ngoài tra cứu bằng cách gửi trực tiếp đến các cơ quan có thẩm quyền ở trên thì cá nhân có yêu cầu tra cứu tài sản đăng ký đảm bảo có thể thực hiện online.
Dưới đây là hướng dẫn tra cứu online tại Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia về giao dịch bảo đảm. Người yêu cầu thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Truy cập trang web của Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia về giao dịch bảo đảm tại địa chỉ: https://dktructuyen.moj.gov.vn
Bước 2: Trang web có cho phép người có yêu cầu thực hiện tra cứu miễn phí nếu có số đơn đăng ký (số đơn được trả khi hoàn tất việc đăng ký thế chấp) hoặc bên bảo đảm (tra cứu theo số Chứng minh nhân dân hoặc chứng minh sỹ quan hoặc chứng minh quân đội) hoặc theo số khung của tài sản đảm bảo là ô tô.
Ngoài nhập thông tin trên, người yêu cầu tra cứu còn phải nhập mã xác thực và bấm vào ô “Tìm kiếm”. Sẽ có hai trường hợp xảy ra:
– Nếu có thông tin thì sẽ hiện các thông tin như sau:
– Nếu không có thông tin thì sẽ hiện như sau:
Qua đó, có thể thấy được thông tin về tài sản đảm bảo: Có từng thế chấp hay chưa? Thuộc sở hữu của ai…
LIÊN HỆ TƯ VẤN