Ảnh hưởng giảm thuế VAT rất nhỏ bé!

Ngày 28-1-2021, Chính phủ ban hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP về chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Theo đó, thuế giá trị gia tăng (VAT) cho một số sản phẩm giảm từ 10% xuống 8% đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%.

Vì VAT là một loại thuế gián thu nên về nguyên tắc khi thuế giảm sẽ kéo theo chỉ số giá sản xuất (PPI), chỉ số giá người mua (Purchase’s price index) và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm.

eu: áp thuế vat các giao dịch điện tử

 

Do tiêu dùng là một hàm đồng biến với thu nhập và nghịch biến với giá cả, nên khi chỉ số giá tiêu dùng giảm sẽ khiến cầu tiêu dùng của dân cư tăng, điều này dẫn đến GDP (tính từ cầu) tăng và từ đó kích thích phía cung tăng ở chu kỳ sản xuất tiếp theo; ngoài ra khi nền kinh tế sử dụng đầu vào với giá giảm do thuế VAT giảm ở chu kỳ sản xuất trước cũng làm tổng giá trị tăng thêm (gross value added – GVA) tăng.

Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp lựa chọn việc giảm thuế VAT để tăng thặng dư mà không giảm giá bán thì sẽ làm các doanh nghiệp tăng lợi nhuận và tổng giá trị tăng thêm (GVA) theo giá cơ bản tăng nhưng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế không thay đổi(1). Trong trường hợp này, những ảnh hưởng lan tỏa đến các chu kỳ sản xuất sau sẽ hầu như không có.

Nếu giá đầu vào như xăng, dầu tăng lên 5% thì việc giảm thuế VAT 2% không có một chút giá trị nào về mặt kinh tế mà dường như chỉ có giá trị về mặt động viên tinh thần.

Tính toán từ bảng cân đối liên ngành cho thấy nếu thuế VAT giảm từ 10% xuống 8% và nếu các doanh nghiệp không lựa chọn tăng thặng dư sẽ khiến chỉ số giá sản xuất giảm khoảng 0,061%, trong đó chỉ số giá của nhóm ngành dịch vụ giảm nhiều nhất – khoảng 0,095%. Tính toán cũng cho thấy tiêu dùng cuối cùng của dân cư tăng 0,018% và GDP tính từ phía cầu tăng 0,014%, và ở chu kỳ sản xuất tiếp theo khi giá đầu vào đã giảm do giảm thuế VAT sẽ dẫn đến GDP tính từ phía cung tăng 0,15%

Gói hỗ trợ từ việc giảm thuế VAT tuy cũng có tác dụng nhưng có vẻ như quá nhỏ bé theo tính toán – chỉ khoảng 0,2% GDP (khoảng 16.000-17.000 tỉ đồng), không có ảnh hưởng nhiều đến các chỉ số vĩ mô. Nếu giá đầu vào như xăng, dầu tăng lên 5% thì việc giảm thuế VAT 2% không có một chút giá trị nào về mặt kinh tế mà dường như chỉ có giá trị về mặt động viên tinh thần.

Hơn nữa báo cáo về tình hình kinh tế xã hội quí 4-2021 cho rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế tiếp tục phục hồi giúp cho thu ngân sách nhà nước ước tính năm 2021 đạt 1.523.400 tỉ đồng, bằng 113,4% dự toán năm (tăng 180.100 tỉ đồng), trong đó thu nội địa bằng 110,4% dự toán năm (tăng gần 118.000 tỉ đồng); thu từ dầu thô bằng 197,4% dự toán năm (tăng 22.600 tỉ đồng); thu cân đối từ hoạt động xuất, nhập khẩu bằng 122,1% dự toán năm (tăng 39.500 tỉ đồng). Nhận định này có vẻ hơi khiên cưỡng khi GDP theo giá thực tế chỉ tăng 5,4% và theo giá so sánh là 2,58%; khoản tiền được hỗ trợ do giảm thuế VAT chỉ bằng khoảng 1% tổng thu ngân sách, bằng 9% số thu tăng lên.

Việc giảm thuế VAT này cũng chẳng có tác động đáng kể gì tới thu ngân sách khi cơ quan thuế có thể thu lại bằng các cuộc thanh tra, kiểm tra như “tính đến ngày 15-11-2021, cơ quan thuế đã thực hiện được 54.884 cuộc thanh, kiểm tra trong đó kiểm tra được 755.098 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế, bằng 132,85% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng số tiền kiến nghị xử lý qua thanh, kiểm tra là 38.698 tỉ đồng”.

(1) Vì GDP = GVA + Thuế sản phẩn (VAT, thuế tiêu thụ đặc biết, thuế xuất nhập khẩu) – trợ cấp sản xuất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.