17 hình thức mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (phần 2)

Các thương vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, không chỉ giúp cải thiện quy mô kinh doanh, thay đổi cơ cấu tài chính, quyền kiểm soát mà còn mở ra những cơ hội kinh doanh mới, nâng cao sức cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Dưới đây là 17 hình thức mua bán, sáp nhập doanh nghiệp thường gặp hiện nay.

Tu Van Mua Ban Sap Nhap
17 hình thức mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (phần 2)

5. Hình thức M&A được phân loại theo cách thức cơ cấu tài chính

Có 2 hình thức M&A được phân biệt dựa theo cách thức cơ cấu tài chính là: sáp nhập mua và sáp nhập hợp nhất.

Trong đó:

– Sáp nhập mua: Là việc 1 doanh nghiệp thu mua lại một doanh nghiệp khác. Việc thu mua được thực hiện bằng tiền mặt hoặc thông qua công cụ tài chính khác.

– Sáp nhập hợp nhất: Là việc 2 hoặc nhiều công ty tiến hành sáp nhập để tạo thành một công ty có tư cách pháp nhân mới. Nguồn lực của các công ty tham gia vào thương vụ sáp nhập (như tài chính, nhân lực, công nghệ, các khoản nợ…) sẽ được hợp nhất trong công ty mới.

6. Hình thức M&A được phân loại theo góc độ tài chính của doanh nghiệp

Theo góc độ tài chính của doanh nghiệp, hoạt động M&A được phân thành 3 loại cơ bản là:

– Thâu tóm cổ phần, vốn góp:

Thâu tóm cổ phần, vốn góp là việc thường xảy ra ở công ty cổ phần và công ty TNHH. Người thâu tóm hoặc công ty thâu tóm thường dùng mức giá cao hoặc các lợi ích khác để thu mua lại cổ phần, vốn góp của công ty mục tiêu từ các cổ đông/thành viên bán.

Công ty mục tiêu vẫn tiếp tục tồn tại và các tài sản không bị ảnh hưởng khi bị thâu tóm cổ phần, vốn góp. Công ty thâu tóm sẽ trở thành thành viên góp vốn hoặc cổ đông lớn của công ty mục tiêu và nắm quyền quyết định.

Đặc điểm của thương vụ này là thành viên, cổ đông bán cổ phần phải được sự chấp thuận của hội đồng thành viên hoặc đại hội cổ đông công ty.

– Thâu tóm cổ phiếu trên sàn chứng khoán:

Hoạt động thâu tóm cổ phiếu trên sàn chứng khoán dẫn đến thâu tóm công ty thường xảy ra ở các công ty mục tiêu là công ty cổ phần đã niêm yết. Việc chào bán cổ phiếu thường được thực hiện công khai hoặc được chào bán riêng giữa ban quản lý của công ty mục tiêu và công ty thâu tóm.

Trường hợp chào giá riêng giữa ban quản lý của 2 công ty thì việc mua lại cổ phiếu trên sàn chứng khoán thường sẽ được thực hiện sau khi các bên đã hoàn tất việc thương lượng về mức giá.

Trường hợp chào giá công khai trên sàn chứng khoán thì việc thu mua cổ phiếu để thâu tóm công ty có thể được triển khai một cách âm thầm mà công ty mục tiêu không hay biết.

– Thâu tóm tài sản:

Thâu tóm tài sản để thâu tóm công ty là việc công ty thâu tóm mua lại tài sản của công ty mục tiêu (ví dụ như: nhà xưởng, dự án…). Thông thường, công ty thâu tóm và công ty mục tiêu sẽ cùng tiến hành định giá tài sản hoặc thuê một công ty định giá tài sản độc lập, sau đó 2 bên sẽ tiến hành thương lượng để đưa giá mức giá phù hợp.

Tuy nhiên, phương thức thâu tóm tài sản có thể gặp nhiều khó khăn nếu đó là tài sản vô hình như: thương hiệu, thị phần, bí mật kinh doanh… vì các tài sản này thường khó định giá và cần phải thực hiện nhiều thủ tục pháp lý khi chuyển nhượng quyền sở hữu, dẫn đến làm tăng chi phí khi thực hiện M&A.

7. Hình thức M&A được phân loại theo tính chất của thương vụ M&A

Theo tính chất của thương vụ M&A, hoạt động M&A được phân thành 2 loại là:

– M&A thân thiện: Là hình thức mua bán, sáp nhập được tiến hành dựa trên sự đồng thuận và ủng hộ từ ban quản trị của công ty mục tiêu và công ty thâu tóm, với mục đích mang lại lợi ích cho cả 2 bên.

– M&A thù nghịch: Là hình thức mua bán, sáp nhập thiếu sự đồng thuận từ ban quản trị từ công ty mục tiêu và công ty thâu tóm. Cụ thể:

Về phía công ty mục tiêu: Một phần ban quản trị không đồng ý với việc công ty bị thu mua hoặc bị sáp nhập và sử dụng các biện pháp gây áp lực nhằm chống lại sự thâu tóm;

Về phía công ty thâu tóm: Một bộ phận ban quản trị hoặc toàn bộ ban quản trị công ty không đồng ý với việc ban quản lý tiến hành thu mua, sáp nhập công ty mục tiêu, vì hoạt động M&A này có thể gây nên những tổn thất cho công ty và ảnh hưởng tới lợi ích của các cổ đông.

8. Dịch Vụ Mua Bán & Sáp Nhập Doanh Nghiệp Của Luật Hùng Phúc

Luật Hùng Phúc cung cấp dịch vụ Mua bán & sáp nhập doanh nghiệp được thực hiện bởi các Luật sư/ Chuyên viên có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực pháp lý doanh nghiệp:

  • Tư vấn giải pháp, các công việc cần làm của doanh nghiệp trước khi thực hiện mua bán sáp nhập doanh nghiệp;
  • Soạn thảo và tư vấn hồ sơ chi tiết để thực hiện việc mua bán sáp nhập doanh nghiệp;
  • Đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp thực hiện việc sáp nhập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh và các thủ tục pháp lý khác cho công ty nhận sáp nhập và các công ty bị sáp nhập;
  • Tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhận sáp nhập sau khi sáp nhập.

Liên hệ ngay với Luật Hùng Phúc qua hotline 0982 466 166 / 0979 80 1111 để được tư vấn trực tiếp và chuyên sâu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.
đá gà trực tiếp thomo

Link trực tiếp bóng đá Soco Live full HD

8xbet online

Xem Vaoroi tructiepbongda miễn phí

Kênh CakhiaTV full HD