Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp nhưng chưa biết chọn loại hình nào cho phù hợp với khả năng và ngành nghề mình kinh doanh? cùng tìm hiểu ưu và nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp qua bài viết dưới đây để có sự lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)
Đây được xem là loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với những doanh nghiệp mới thành lập.
* Công ty TNHH một thành viên
Ưu điểm:
– Do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu do đó chủ sở hữu có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến oạt động của công ty, không cần xin ý kiến hay góp ý từ các chủ thể khác;
– Có tư cách pháp nhân;
– Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản (chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đưa vào kinh doanh).
Nhược điểm:
– Khó khăn trong việc huy động vốn. Công ty TNHH một thành viên khi muốn tăng hoặc giảm vốn điều lệ bằng cách chuyển nhượng vốn góp cho người khác hoặc tiếp nhận phần vốn của thành viên mới thì phải chuyển đổi sang công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
– Công ty TNHH nói chung không được phát hành cổ phiếu.
* Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Ưu điểm:
– Có tư cách pháp nhân, các thành viên chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn;
– Số lượng thành viên công ty không nhiều, các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau nên việc điều hành, quản lý công ty không quá phức tạp;
– Việc mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp giữa các thành viên trong công ty được luật pháp quy định khá chặt chẽ nên nhà quản lý dễ dàng kiểm soát được phần vốn góp của các thành viên, hạn chế được sự gia nhập của người lạ vào công ty.
Nhược điểm:
– Công ty TNHH hai thành viên trở lên không có quyền phát hành trái phiếu.
– Chịu sự quản lý của pháp luật chặt chẽ hơn so với các công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân.
– Trong một số trường hợp, do việc các thành viên chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm theo phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp nên khiến cho nhiều đối tác và khách hàng không thực sự muốn hợp tác vì sợ rủi ro có thể xảy ra mà họ phải chịu.
2. Công ty cổ phần
Loại hình công ty này thường được lựa chọn khi có nhiều người góp vốn, vốn điều lệ công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Cổ đông là người sở hữu cổ phần trong công ty.
Khác với loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên, số lượng cổ đông của công ty cổ phần tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa. Công ty cổ phần có một số ưu nhược điểm sau:
Ưu điểm:
– Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
– Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ các cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết và các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập trong vòng 3 năm đầu kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Có tư cách pháp nhân;
– Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn, việc huy động vốn dễ dàng, linh hoạt hơn và huy động được số vốn lớn hơn các loại hình doanh nghiệp khác.
Nhược điểm:
– Do công ty cổ phần không hạn chế cổ đông do đó dễ có sự phân hóa các nhóm cổ đông đối kháng nhau về mặt lợi ích nên việc quản lý, điều hành công ty sẽ phức tạp hơn;
– Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.
3. Doanh nghiệp tư nhân
Đây là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Ưu điểm:
– Thủ tục thành lập công ty đơn giản;
– Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
– Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân tương đối đơn giản;
– Doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động kinh doanh nên có thể dễ dàng tạo dựng sự tin tưởng từ đối tác, khách hàng.
Nhược điểm:
– Không có tư cách pháp nhân, rủi ro cao khi chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình;
– Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào trên thị trường;
– Không được góp vốn thành lâọ hoặc mua cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp khác;
– Chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
4. Công ty hợp danh
Ưu điểm:
– Thành viên công ty hợp danh là những cá nhân có trình độ chuyên môn, uy tín nghề nghiệp nên tạo được sự tin cậy cho đối tác;
– Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy với đối tác kinh doanh.
Nhược điểm:
– Do phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty nên đối với các thành viên hợp danh của công ty có rủi ro hơn khi kinh doanh;
– Công ty không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
LIÊN HỆ TƯ VẤN
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI CHỦ SỞ HỮU CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
- CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI DOANH NGHIỆP TẠM NGỪNG KINH DOANH
- Những người lao động nào được tăng lương 2 lần từ ngày 01/7/2024?
- Có thể đăng ký tài khoản thuế điện tử bằng tài khoản định danh mức 2 từ 28/8/2024
- THÔNG BÁO NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2023