05 CÁCH TỰ CỨU MÌNH DÀNH CHO DOANH NGHIỆP KHI SỰ TRỢ GIÚP CỦA CHÍNH PHỦ LÀ CÓ HẠN

Vừa qua, dịch Covid 19 đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khủng hoảng, phải ngủ đông.

Đứng trước tình hình đó, Chính phủ đã có nhiều giải pháp hỗ trợ dành cho doanh nghiệp, nổi bật phải kể đến gói hỗ trợ 280.000 tỉ đồng . Tuy vậy, tổng thu ngân sách năm 2020 sẽ giảm đáng kể so với năm 2019, dự đoán các khoản thu ngân sách khó đạt ngưỡng trên 1 triệu tỉ đồng trong khi đó tổng thu ngân sách năm 2019 là 1.299.400 tỉ đồng.

Tuy tổng thu ngân sách nhà nước giảm nhưng tổng chi ngân sách nhà nước sẽ nhiều hơn so với năm trước do năm 2020, ngân sách nhà nước phải chi một khoản lớn để phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả của thiên tai như hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL.

Như vậy có thể thấy ngân sách nhà nước là có hạn do nguồn thu giảm và các khoản chi tăng nên SỰ TRỢ GIÚP TỪ CHÍNH PHỦ LÀ CÓ HẠN.

Vậy, đứng trước tình hình đó, Doanh nghiệp cần phải làm gì ? Đây là thắc mắc phapluatdoanhnghiep.vn nhận được rất nhiều trong thời gian vừa qua. Trong khuân khổ bài viết này Luật sư xin trả lời câu hỏi đó.

Doanh nghiệp cần phải chủ động tự cứu lấy mình trong tình hình khó khăn như hiện nay. Luật sư xin chia sẻ “ 05 cách tự cứu mình cho doanh nghiệp khi sự trợ giúp của chính phủ là có hạn ” như sau:

Thứ nhất, về vấn đề lao động

Vấn đề trả lương cho người lao động là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp trong thời khí “ngủ đông” vì dịch bệnh. Để giảm khoản chi phí này Doanh nghiệp có thể chia sẻ với người lao động để thỏa thuận các biện pháp như: giảm lương, nghỉ luân phiên, tạm dừng hợp đồng có thời hạn…Ngoài ra, Doanh nghiệp có thể sắp xếp cho người lao động làm việc tại nhà để giảm phụ cấp đi lại, chi phí điện nước…

Thứ hai, chia sẻ để nhận được sự hỗ trợ từ khách hàng

Cách này được ấp dụng đối với các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp có thể trao đổi, đề nghị đối tác mua hàng của mình hỗ trợ một phần thành phẩm đã sản xuất nhưng không xuất được hàng do yêu cầu tạm ngừng xuất nhập khẩu.

Thứ ba, Doanh nghiệp nên dành ra một khoản ngân sách để tái hoạt động lại khi thị trường hồi phục và để phòng thủ đối với sự cố không lường trước được.

Thứ tư, cắt giảm chi phí hành chính: Tiếp khách, điện nước, đi lại,…

Thứ năm, tạm dừng những nhà xưởng, ngành nghề hoạt động không hiệu quả, cắt giảm lao động thừa, tăng cường bán hàng trực tuyền để giảm chi phí mặt bằng,…

Chúc Quý doanh nghiệp vượt qua được khó khăn và sớm ổn định sản xuất.

phapluatdoanhnghiep.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.