Thông thường, pháp nhân được coi là một tổ chức đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luât. Vậy pháp nhân có quyền để lại di chúc hay không? Luật Hùng Phúc xin được giải đáp qua bài viết dưới đây.
1. Pháp nhân là gì?
Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 không có định nghĩa về pháp nhân nhưng có thể hiểu pháp nhân là một tổ chức đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Điều kiện để một tổ chức được công nhận là pháp nhân bao gồm:
– Được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan;
– Có cơ cấu tổ chức, cụ thể:
+ Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
+ Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
– Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
– Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
(Điều 74, 83 Bộ luật Dân sự 2015)
2. Pháp nhân có quyền để lại di chúc?
Theo Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền thừa kế có đề cập đến quyền để lại di chúc của cá nhân. Theo đó, người được lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người khác là cá nhân.
Và quy định này cũng nêu rõ, người thừa kế không phải là cá nhân chỉ được quyền hưởng di sản theo di chúc mà không nằm trong các đối tượng được quyền lập di chúc để lại di sản cho người khác.
Đồng nghĩa, pháp nhân không phải đối tượng được quyền để lại di chúc mà chỉ được hưởng di sản theo di chúc.
Đồng thời, theo định nghĩa di chúc tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015, luật cũng khẳng định di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân mà không phải là của pháp nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Các đối tượng được lập di chúc nêu tại Điều 625 Bộ luật Dân sự năm 2015 gồm:
– Người thành niên minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép lập di chúc.
– Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc người này được lập di chúc.
3. Pháp nhân cần đáp ứng điều kiện gì để được hưởng di sản theo di chúc?
Như đã nêu ở trên, pháp nhân mặc dù không được để lại di chúc cho người khác nhưng được quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc nếu có tên trong di chúc của người đó.
Theo đó, để được hưởng di sản thừa kế theo di chúc, pháp nhân cần phải đáp ứng điều kiện nêu tại Điều 613 Bộ luật Dân sự năm 2015 về người thừa kế. Cụ thể, pháp nhân phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Và thời điểm này là khi người có để lại di chúc chết.
Đồng nghĩa, pháp nhân sẽ không thuộc một trong các trường hợp bị coi là chấm dứt tồn tại nêu tại Điều 96 Bộ luật Dân sự năm 2015 gồm:
– Chấm dứt tồn tại do hợp nhất, sáp nhập, chia, chuyển đổi hình thức hoặc giải thể.
– Chấm dứt tồn tại do bị tuyên bố phá sản.
Thời điểm pháp nhân bị coi là chấm dứt tồn tại là thời điểm mà pháp nhân bị xoá tên trong sổ đăng ký hoặc khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là đã chấm dứt tồn tại.
Ngoài ra, để pháp nhân được hưởng di chúc thì cần phải được công nhận là pháp nhân. Khi đó, pháp nhân phải đáp ứng 04 điều kiện nêu tại Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015 gồm:
– Được thành lập theo đúng quy định của pháp luật như theo Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp mới nhất và các văn bản khác có liên quan.
– Có cơ cấu tổ chức gồm cơ quan điều hành được quy định chi tiết trong điều lệ hoặc quyết định thành lập về việc tổ chức, nhiệm vụ cũng như quyền hạn của cơ quan điều hành và có các cơ quan khác theo quyết định của chính pháp nhân đó hoặc theo quy định của pháp luật.
– Có tài sản độc lập với các cá nhân hoặc pháp nhân khác và có thể tự chịu trách nhiệm bằng chính tài sản này.
– Được nhân danh chính mình khi tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, hiện ở Việt Nam có 05 loại hình doanh nghiệp gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn ai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.
Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp năm 2020, chỉ có duy nhất doanh nghiệp tư nhân là không có tư cách pháp nhân bởi chủ doanh nghiệp tư nhân là do một cá nhân làm chủ, tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình cho mọi hoạt động của doanh nghiệp tư nhân đó.
Đồng thời, doanh nghiệp tư nhân cũng không thể tự mình tham gia một số quan hệ pháp luật một cách độc lập.
LIÊN HỆ TƯ VẤN
- Người lao động nước ngoài có được nhận trợ cấp thôi việc?
- NHỮNG DOANH NGHIỆP NÀO ĐƯỢC GIA HẠN THỜI HẠN NỘP THUẾ, TIỀN THUÊ ĐẤT DO ẢNH HƯỞNG CỦA COVID 19?
- Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán trên sở giao dịch chứng khoán
- Đối tượng của đầu tư công là gì? 05 điều cần biết về đầu tư công
- Một số vấn đề về cưỡng chế thi hành án pháp nhân thương mại từ ngày 01/6/2020