Những điều cần biết về nhãn hiệu

Đăng kí nhãn hiệu hiện  nay không còn quá xa lạ đối với mỗi con người, doanh nghiệp. Vậy nhãn hiệu là gì? Nhãn hiệu có vai trò gì đối với chủ thể đăng ký? Bảo vệ nhãn hiệu như thế nào để đúng với quy định pháp luật? Bài viết dưới đây phapluatdoanhnghiep.vn sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó.

những điều cần biết về nhãn hiệu

  1. Nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ do một doanh nghiệp sản xuất hoặc cung cấp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác.

Bất kỳ từ, chữ cái, con số, bản vẽ, hình ảnh, kiểu dáng, màu sắc, logo, nhãn mác hoặc sự kết hợp các yếu tố đó có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ đều được xem là nhãn hiệu.

  1. Chức năng, giá trị nhãn hiệu mang lại

  • Chức năng nhãn hiệu

Chức năng chính của nhãn hiệu là giúp người tiêu dùng nhận biết được sản phẩm (là một hàng hóa nhằm phân biệt chúng với các sản phẩm trùng hoặc tương tự do các đối thủ cạnh tranh cùng cấp. Khi khách hàng hài lòng với một sản phẩm cụ thể rất có khả năng lại hoặc sử dụng sản phẩm đó tương lai. Do vậy, họ cần phân biệt được một cách dễ dàng giữa các sản phẩm trùng hoặc tương tự.

Bằng việc giúp các công ty phân biệt công ty và các sản phẩm của họ với sản phẩm của họ với sản phẩm của các công ty khác, nhãn hiệu đóng hiệu đóng một vai trò rất quan trọng trong chiến lược nhãn hiệu và tiếp thị của các công ty, góp phần xây dựng hình ảnh và danh tiếng sản phẩm của công ty trong con mắt người tiêu dùng. Hình ảnh và danh tiếng của sản phẩm tạo niềm tin, làm cơ sở để hình thành những khách hàng trung thành và nâng cao danh tiếng của công ty. Người tiêu dùng thường hình thành một sự gắn kết tình cảm với một số nhãn hiệu nhất định, dựa trên một số phẩm chất hoặc đặc điểm mà họ mong muốn về sản phẩm mang những thương hiệu đó.

Nhãn hiệu cũng tạo ra một động lực khuyến khích các công ty đầu tư vào việc duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm mang nhãn hiệu của họ có một danh tiếng tốt.

  • Giá trị của nhãn hiệu

Một nhãn hiệu được lựa chọn và chăm sóc cẩn thận là một tài sản kinh doanh có giá trị của hầu hết của công ty. Đối với một số công ty, nhãn hiệu có thể là tài sản có giá trị nhất mà họ sở hữu. Giá trị ước tính của một nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng nhất thế giới như Coca-Cola hoặc IBM, đều vượt quá 50 tỉ đô la. Lý do là khi khách hàng đánh giá cao nhãn hiệu, danh tiếng, hình ảnh hoặc một số phẩm chất của nó, họ sẽ trung thành với nhãn hiệu đó và sẵn sàng trả nhiều hơn để mua sản phẩm mang nhãn hiệu mà họ thừa nhận và đáp ứng kỳ vọng của họ. Bởi thế, sở hữu một nhãn hiệu với hình ảnh và danh tiếng tốt tạo cho công ty một lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ của họ.

  1. Tại sao công ty của bạn cần bảo vệ nhãn hiệu của mình

Trong khi hầu hết các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng nhãn hiệu để phân biệt sản phẩm của họ với doanh nghiệp khác, không phải tất cả họ đều nhận thức được tầm quan trọng của việc đăng ký.

Theo pháp luật về nhãn hiệu, việc đăng ký mang lại cho công ty của bạn độc quyền, ngăn chặn người khác đưa ra thị trường các sản phẩm giống hoặc tương tự mang nhãn hiệu giống hoặc tương tự gây nhầm lẫn.

Bên cạnh đó, việc đăng ký nhãn hiệu có thể được chuyển giao cho công ty khác, vì thế tại ra một nguồn thu nhập bổ sung cho công ty của bạn hoặc có thể  là cơ sở của thỏa thuận chuyển giao đặc quyền kinh doanh

  1. Bảo vệ nhãn hiệu

Công ty của bạn có thể bảo vệ nhãn hiệu bằng cách nào?

Nhãn hiệu có thể được bảo hộ thông qua việc đăng ký, cũng có thể thông qua việc sử dụng. Thậm chí trong trường hợp nhãn hiệu có thể được bảo hộ thông qua việc sử dụng, bạn cũng nên đăng ký nhãn hiệu bằng cách nộp đơn theo mẫu quy định tại cơ quan đăng ký nhãn hiệu quốc gia (một số cơ quan đăng ký nhãn hiệu cho phép nhận đơn trực tuyến). Thông qua việc đăng ký, nhãn hiệu sẽ được bảo hộ mạnh hơn, đặc biệt trong trường hợp có tranh chấp với một nhãn hiệu giống hoặc tương tự.

Việc đăng ký tên thương mại của công ty mình đã đủ chưa?

Nhiều người cho rằng việc đăng ký hoạt động kinh doanh của mình và tên thương mại của cơ sở kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh, tên này sẽ mặc nhiên được bảo hộ như một nhãn hiệu. Đây là một sự nhầm lẫn phổ biến. Cần phân biệt sự khác nhau giữa tên thương mại và nhãn hiệu.

Ai được phép nộp đơn đăng ký nhãn hiệu? Có bắt buộc phải đăng kí nhãn hiệu không?

Bất kỳ là cá nhân hoặc tổ chức có ý định sử dụng nhãn hiệu hoặc cho phép người thứ 3 sử dụng đều có thể nộp đơn đăng kí nhãn hiệu.

Mặc dù, việc đăng ký nhãn hiệu không bắt buộc, nhưng được khuyến khích bởi vì thông qua việc đăng ký công ty có quyền ngăn cấm việc sử dụng trái phép nhãn hiệu đó.

Phapluatdoanhnghiep.vn với nhiều kinh nghiệm trong việc tư vấn, hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu cùng đội ngũ Luật sư, chuyên pháp lý trẻ đầy nhiệt huyết tin sẽ mang lại cho khách hàng dịch vụ đăng kí nhãn hiệu tốt nhất với chi phí hợp lí nhất. Mọi thắc mắc cần được giải đáp hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua số Hottline 0979 80 1111 để được hỗ trợ kịp thời!

phapluatdoanhnghiep.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.