Thủ tục giải quyết vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án

Tranh chấp kinh doanh thương mại thường xảy ra do một trong các bên vi phạm hợp đồng. Có 04 hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, bao gồm: thương lượng, hòa giải, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, giải quyết tranh chấp tại tòa án. Trong đó, hình thức giải quyết tranh chấp thương mại tại tòa án có tính ràng buộc pháp lý cao. Vậy để giải quyết một vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án thì cần thực hiện các trình tự thủ tục nào? Hãy cùng Luật Hùng Phúc tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Giai Quyet Tranh Chap Bang Toa An
Thủ tục khởi kiện vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại

1. Những tranh chấp kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án

Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án gồm có:

  • Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
  • Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
  • Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
  • Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
  • Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

2. Thời hiệu khởi kiện giải quyết vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại

Thời hiệu khởi kiện vụ án kinh doanh thương mại là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án kinh doanh thương mại bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm (Điều 319 Luật Thương mại 2005).

Ngoài ra, một số trường hợp thời hiệu khởi kiện vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại sẽ khác nhau như:

  • Thời hiệu khởi kiện về hư hỏng, mất mát hàng hóa là 01 năm kể từ ngày trả hàng hoặc lẽ ra phải trả hàng cho người nhận hàng (Điều 169 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015)
  • Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng vận chuyển theo chuyến là 02 năm kể từ ngày người khởi kiện biết hoặc phải biết quyền lợi của mình bị xâm phạm (Điều 195 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015)
  • Thời hiệu khởi kiện đối với vụ việc liên quan đến hợp đồng thuê tàu là 02 năm kể từ ngày chấm dứt hợp đồng (Điều 219 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015)
  • Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng đại lý tàu biển là 02 năm kể từ ngày phát sinh tranh chấp (Điều 241 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015).

2. Trình tự thủ tục giải quyết vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án

Bước 1: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ khởi kiện tranh chấp kinh doanh thương mại tại TAND cấp quận/huyện nơi bị đơn là cá nhân cư trú hoặc tổ chức có trụ sở làm việc;

Hồ sơ khởi kiện vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại bao gồm:

  • Đơn khởi kiện
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh người đứng tên khởi kiện là người có quyền khởi kiện.
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện và của các đương sự có liên quan khác như giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm, giấy ủy quyền cho người đại diện doanh nghiệp (nếu có).
  • Hợp đồng (nếu tranh chấp phát sinh từ hợp đồng).
  • Biên bản bổ sung, phụ lục hợp đồng (nếu có).
  • Tài liệu về thực hiện hợp đồng (nếu có).
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ (nếu tranh chấp về sở hữu trí tuệ).
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu công nghệ (nếu tranh chấp về chuyển giao công nghệ).
  • Các tài liệu, chứng cứ chứng minh đương sự là thành viên của công ty (nếu tranh chấp về thành viên của công ty).
  • Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
  • Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).

Bước 2: Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ thụ lý giải quyết vụ án và sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người đã nộp đơn.

Bước 3: Căn cứ thông báo của Tòa án đương sự nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục Tố tụng dân sự và ra Bản án hoặc Quyết định giải quyết vụ án.

Lưu ý: thời hạn giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 01 tháng. Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Toà án. Nếu quý khách có nhu cầu giải quyết tranh chấp thương mại, vui lòng liên hệ hotline 0979 80 1111 – 0982 466 166 để được tư vấn chi tiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.
đá gà trực tiếp thomo

Link trực tiếp bóng đá Soco Live full HD

8xbet online

Xem Vaoroi tructiepbongda miễn phí

Kênh CakhiaTV full HD