Hướng dẫn tra cứu online các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế

Đối với mỗi doanh nghiệp, việc hiểu rõ và chủ động ứng phó với các rủi ro liên quan đến thuế, hóa đơn là vô cùng quan trọng để tránh bị tổn thất kinh tế, thậm chí là các rắc rối liên quan đến pháp luật. Dưới đây là cách tra cứu online các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế và một số dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp có rủi ro về thuế, hóa đơn.

Hướng Dẫn Tra Cứu Online Các Doanh Nghiệp Có Rủi Ro Cao Về Thuế
Hướng Dẫn Tra Cứu Online Các Doanh Nghiệp Có Rủi Ro Cao Về Thuế

1. Dấu hiệu của một doanh nghiệp có rủi ro về thuế, hóa đơn

Tổng cục Thuế đã chỉ ra 25 dấu hiệu doanh nghiệp có rủi ro về thuế, hóa đơn tại Công văn 1873/2022TCT-TTKT bao gồm các dấu hiệu sau:

STTDấu hiệu doanh nghiệp có rủi ro
1Doanh nghiệp thay đổi người đại diện trước pháp luật từ 02 lần trở lên trong vòng 12 tháng hoặc thay đổi người đại diện trước pháp luật đồng thời chuyển địa điểm kinh doanh
2Doanh nghiệp có số lần thay đổi trạng thái hoạt động/thay đổi kinh doanh từ 02 lần trong năm.
3Doanh nghiệp mới thành lập chuyển địa điểm kinh doanh nhiều lần trong 01 – 02 năm hoạt động.
4Doanh nghiệp chuyển địa điểm hoạt động kinh doanh sau khi đã có Thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
5Doanh nghiệp thành lập do cá nhân có quan hệ gia đình cùng góp vốn như vợ, chồng, anh em ruột….
6Doanh nghiệp thành lập mới do người đứng tên giám đốc, đại diện theo pháp luật có Công ty do cơ quan thuế đã có thông báo bỏ địa chỉ kinh doanh (còn nợ thuế), tạm ngừng hoạt động kinh doanh có thời hạn.
7Doanh nghiệp thành lập nhiều năm không phát sinh doanh thu, sau đó bán, chuyển nhượng cho người khác.
8Doanh nghiệp thành lập không có giấy phép hoạt động khai thác khoáng sản nhưng xuất hóa đơn tài nguyên, khoáng sản.
9Doanh nghiệp có hàng hóa bán ra, mua vào không phù hợp với điều kiện, đặc điểm từng vùng.
10Doanh nghiệp chưa nộp đủ vốn điều lệ theo đăng ký.
11Các doanh nghiệp mua bán, sáp nhập với giá trị dưới 100 triệu đồng.
12Các doanh nghiệp có phát sinh ngành nghề cho thuê nhân công (phát sinh lớn):

  • Kinh doanh siêu thị (bán lẻ hàng hóa tiêu dùng, hàng điện máy);
  • Kinh doanh ăn uống, nhà hàng, khách sạn;
  • Kinh doanh vận tải; kinh doanh vật liệu xây dựng;
  • Kinh doanh xăng dầu;
  • Kinh doanh trong lĩnh vực khai thác đất, đá, cát, sỏi; kinh doanh khoáng sản (than, cao lanh, quặng sắt …);
  • Kinh doanh nông lâm sản (dăm gỗ, gỗ ván, gỗ thanh,…).
13Doanh thu tăng đột biến:

  • Kỳ kê khai trước doanh thu rất thấp, xấp xỉ bằng 0 nhưng kỳ sau đột biến về doanh thu hoặc có doanh thu kỳ sau đột biến tăng (từ 03 lần trở lên so doanh thu bình quân của các kỳ trước)
  • Số thuế giá trị gia tăng (GTGT) phát sinh phải nộp thấp (thuế GTGT phải nộp < 1 % doanh số phát sinh trong kỳ).
14Doanh thu lớn nhưng kho hàng không tương xứng hoặc không có kho hàng, không phát sinh chi phí thuê kho.
15Doanh thu kê khai hàng năm phát sinh từ trên 10 tỷ đồng nhưng số thuế phát sinh phải nộp thấp dưới 100 triệu đồng (1 %).
16Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn với số lượng lớn (từ 500 – 2000 số hóa đơn). Số lượng hóa đơn xóa bỏ lớn, bình quân chiếm khoảng 20% số hóa đơn sử dụng.
17Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/ 2020/ NĐ-CP, Thông tư 78/2021/NĐ – CP có số lượng hóa đơn điện tử giảm bất thường so với số lượng hóa đơn đã sử dụng theo Nghị định 51/2010/ NĐ-CP.
18Doanh nghiệp không có thông báo phát hành hóa đơn hoặc có thông báo phát hành nhưng không có báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (hoặc chậm báo cáo).
19Doanh nghiệp có giá trị hàng hóa bán ra, thuế GTGT đầu ra bằng hoặc chênh lệch rất nhỏ so với giá trị hàng hóa mua vào, thuế GTGT đầu vào.
20Doanh nghiệp có hàng hóa dịch vụ bán ra không phù hợp với hàng hóa dịch vụ mua vào.
21Doanh nghiệp có doanh thu và thuế GTGT đầu ra, đầu vào lớn nhưng không phát sinh số thuế phải nộp, có số thuế GTGT âm nhiều kỳ.
22Doanh nghiệp không có tài sản cố định hoặc giá trị tài sản cố định rất thấp.
23Doanh nghiệp có giao dịch đáng ngờ qua ngân hàng (tiền vào và rút ra ngay trong ngày).
24Doanh nghiệp sử dụng lao động không tương xứng với quy mô và ngành nghề hoạt động
25Một cá nhân đứng tên (người đại diện theo pháp luật) thành lập, điều hành nhiều doanh nghiệp.

 

2. Cách tra cứu doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế online

Có 02 cách để tra cứu danh sách doanh nghiệp rủi ro cao về thuế thực hiện mua hóa đơn do cơ quan Thuế phát hành.

Cách 1: Tra cứu qua Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế

– Bước 1: Truy cập vào địa chỉ: https://www.gdt.gov.vn/wps/portal/home/dnrrvt

– Bước 3: Chọn danh sách tra cứu theo tỉnh, thành

Nhấn chọn vào tỉnh, thành muốn tìm danh sách doanh nghiệp rủi ro cao về thuế.

Hướng dẫn tra cứu danh sách doanh nghiệp rủi ro cao về thuế

Hướng dẫn tra cứu danh sách doanh nghiệp rủi ro cao về thuế (Ảnh minh họa)

Cách 2: Tra cứu qua website tra cứu thông tin hóa đơn điện tử

– Bước 1: Truy cập vào website tra cứu thông tin hóa đơn điện tử tại địa chỉ sau:https://tracuuhoadon.gdt.gov.vn/dnrrvp.html

– Bước 2: Nhấn chọn vào mục “Danh sách doanh nghiệp rủi ro, vi phạm” => “Tra cứu doanh nghiệp rủi ro, vi phạm”

– Bước 3:

Tiến hành chọn và điền các thông tin gồm:

  • Cơ quan thuế tỉnh/thành phố (bắt buộc);
  • Cơ quan quản lý thuế (nếu có); mã số thuế (nếu có);
  • Mã xác thực (bắt buộc)
  • Cuối cùng, nhấn vào tìm kiếm để hiển thị thông tin cần tra cứu.

Trên đây là một số dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế, hóa đơn và các tra cứu online doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế. Mọi ý kiến đóng góp hoặc vướng mắc cần giải đáp liên quan đến pháp luật doanh nghiệp vui lòng liên hệ Hotline: 0982 466 166 để được tư vấn trực tiếp và chuyên sâu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.
đá gà trực tiếp thomo

Link trực tiếp bóng đá Soco Live full HD

8xbet online

Xem Vaoroi tructiepbongda miễn phí

Kênh CakhiaTV full HD