Thủ tục chuyển nhượng vốn góp cho người nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài muốn nhận chuyển nhượng vốn góp từ các công ty Việt Nam cần thực hiện thủ tục mua cổ phần, phần vốn góp để có thể trở thành thành viên của công ty và phải tuân thủ một số quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây, Luật Hùng Phúc sẽ cung cấp các quy định chung của pháp luật và thủ tục chuyển nhượng vốn góp cho người nước ngoài để bạn đọc hiểu rõ vấn đề này hơn.

Thủ Tục Chuyển Nhượng Vốn Góp Cho Người Nước Ngoài
Thủ tục chuyển nhượng vốn góp cho người nước ngoài

1. Điều kiện chuyển nhượng vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài

Nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực không thuộc diện điều kiện và tỷ lệ chuyển nhượng vốn dưới 51% thì chỉ cần thực hiện thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Các trường hợp khác khi chuyển nhượng vốn, cổ phần cho người nước ngoài, phải tiến hành đăng ký góp vốn, mua cổ phần, hoặc vốn góp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư; sau đó, mới thực hiện thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (thay đổi chủ sở hữu, thành viên, hoặc cổ đông).

2. Hình thức góp vốn vào Công ty Việt Nam

a) Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;

b) Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;

c) Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b nêu trên.

3. Hình thức mua cổ phần, phần vốn góp của Công ty Việt Nam

a) Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;

b) Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;

c) Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;

d) Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c nêu trên.

4. Thủ tục chuyển nhượng vốn góp cho người nước ngoài

Bước 1: Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Công ty tại Phòng Kinh tế đối ngoại – Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi tổ chức kinh tế nhận vốn góp, cổ phần đặt trụ sở chính.

Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về đăng ký doanh nghiệp của tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; ngành, nghề kinh doanh; danh sách chủ sở hữu, thành viên, cổ đông sáng lập, danh sách chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu có); tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trước và sau khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; giá trị giao dịch dự kiến của hợp đồng góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; thông tin về dự án đầu tư của tổ chức kinh tế (nếu có);
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cá nhân mua vốn góp, bản sao đăng ký kinh doanh của tổ chức nước ngoài hợp pháp hoá nếu tổ chức nước ngoài mua vốn góp công ty Việt Nam
  • Văn bản thỏa thuận nguyên tắc về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp hoặc giữa nhà đầu tư nước ngoài với cổ đông hoặc thành viên của tổ chức kinh tế đó;
  • Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp (đối với trường hợp tổ chức kinh tế đó có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới và xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh).

Bước 2: Nhà đầu tư thực hiện góp vốn, tiến hành thanh toán nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp theo đúng quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối tại Ngân hàng để chuyển tiền cho bên chuyển nhượng

Bước 3: Thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở.

Thành phần hồ sơ gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
  • Chứng từ thể hiện việc chuyển nhượng vốn góp
  • Quyết định của chủ sở hữu đối với công ty TNHH 1 thành viên; Biên bản họp và quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên; Biên bản họp và Quyết định của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần
  • Danh sách thành viên, cổ đông (nếu có)
  • Giấy uỷ quyền cho Luật Hùng Phúc thực hiện hồ sơ

Nếu quý khách hàng gặp khó khăn trong thủ tục chuyển nhượng vốn góp cho người nước ngoài, hãy liên hệ Luật Hùng Phúc để được:

  • Tư vấn tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế tại Việt Nam;
  • Tư vấn lựa chọn loại hình công ty phù hợp cho nhà đầu tư
  • Tư vấn điều kiện, hướng dẫn nhà đầu tư chuẩn bị tài liệu cần thiết
  • Tư vấn, soạn thảo hồ sơ
  • Đại diện nhà đầu tư và tổ chức kinh tế để tiến hành nộp và xử lý hồ sơ, xử lý phát sinh với cơ quan hữu quan trong quá trình thực hiện thủ tục
  • Hỗ trợ tư vấn thường xuyên trong quá trình thực hiện đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Gọi cho chúng tôi theo số 0982 466 166 / 0979 80 1111 để được tư vấn chi tiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.
đá gà trực tiếp thomo

Link trực tiếp bóng đá Soco Live full HD

8xbet online

Xem Vaoroi tructiepbongda miễn phí

Kênh CakhiaTV full HD