Cụ thể, các đối tượng được điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng bao gồm:
– Cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và người lao động; quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hằng tháng.
– Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP, Nghị định 34/2019/NĐ-CP, Nghị định 121/2003/NĐ-CP và Nghị định 09/1998/NĐ-CP.
– Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 130-CP ngày 20/6/1975 và Quyết định 111-HĐBT ngày 13/10/1981.
– Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg, Quyết định 613/QĐ-TTg ngày 06/5/2010; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 206-CP ngày 30/5/1979.
– Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.
– Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 53/2010/QĐ-TTg.
– Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008.
– Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg.
– Người đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng trước ngày 01/01/1995.
Nghị định 42/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 14/8/2023. Các quy định tại Nghị định này được thực hiện từ ngày 01/7/2023.
LIÊN HỆ TƯ VẤN
- Thỏa thuận mua lại cổ phần đã bán cho cổ đông liệu có hiệu lực pháp lý?
- THỜI GIỜ LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?
- RỦI RO KHI LÀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
- Hướng dẫn xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng
- Một số ngành nghề kinh doanh cần có chứng chỉ hành nghề