Việc mở trung tâm dạy thêm (trung tâm dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường) hiện nay không còn được cấp phép dưới tên gọi “dạy thêm, học thêm” do sự thay đổi của pháp luật. Tuy nhiên, nếu bạn muốn mở một cơ sở hợp pháp để tổ chức các lớp học bổ trợ, ôn tập, luyện thi cho học sinh, thì bạn cần thành lập dưới hình thức: Trung tâm bồi dưỡng kiến thức (loại hình trung tâm giáo dục thường xuyên tư thục).
Mời quý độc giả cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Hùng Phúc để biết thêm thông tin chi tiết.
Căn cứ pháp lý:
- Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 06 năm 2019;
- Nghị định số 84/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
- Căn cứ Nghị định số 125/2024/NĐ-CP ngày 05/10/2024 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;
- Căn cứ Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 3 năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tổ chức và hoạt động giáo dục thường xuyên
1. Điều kiện mở trung tâm bồi dưỡng kiến thức
Nghị định số 125/2024/NĐ-CP ngày 05/10/2024 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục quy định về điều kiện mở trung tâm bồi dưỡng kiến thức như sau:
Điều kiện về cơ sở vật chất
- Có địa điểm hợp pháp, ổn định (sở hữu hoặc thuê tối thiểu 3 năm).
- Phòng học, phòng chức năng, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu của các chương trình giáo dục thường xuyên
Chương trình và tài liệu giảng dạy:
- Có chương trình giáo dục, tài liệu giảng dạy và học tập phù hợp với các chương trình giáo dục thường xuyên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Đội ngũ nhân sự:
- Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động đủ về số lượng và đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Quy chế tổ chức và hoạt động:
- Có dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm, bao gồm các nội dung về vị trí pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, hoạt động giáo dục, tài chính và tài sản
2. Hồ sơ đề nghị thành lập trung tâm
Theo quy định tại Điều 33 Nghị định 125/2024/NĐ-CP, hồ sơ bao gồm:
- Tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm (theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định).
- Đề án thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm (theo Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định).
- Bản sao văn bản pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê địa điểm của trung tâm
- Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên
- Văn bản pháp lý xác nhận về số tiền đầu tư thành lập trung tâm, bảo đảm tính hợp pháp, phù hợp với quy mô dự kiến tại thời điểm đề nghị thành lập trung tâm

3. Trình tự và thẩm quyền giải quyết
- Nộp hồ sơ
Nhà trường, tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 44 Nghị định số 125/2024/NĐ-CP qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa cho nhà trường, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện thành lập trung tâm
- Quyết định thành lập
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, nếu đủ điều kiện thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm
Quyết định được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng
4. Trách nhiệm của các doanh nghiệp/ cá nhân mở trung tâm bồi dưỡng kiến thức
4.1. Trách nhiệm tuân thủ pháp luật
Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về giáo dục, lao động, tài chính, thuế, an toàn, phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự…
Không được tổ chức dạy chương trình giáo dục chính quy (THCS, THPT…) nếu chưa được cấp phép riêng.
Không lạm dụng danh nghĩa trung tâm để tổ chức dạy thêm trái quy định hoặc thu phí không minh bạch.
4.2. Trách nhiệm đảm bảo chất lượng giáo dục
Tuyển chọn giáo viên đủ điều kiện (có bằng cấp, năng lực sư phạm, lý lịch rõ ràng).
Xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức phù hợp với nhu cầu của học viên và quy định của Bộ GD&ĐT.
Theo dõi và đánh giá chất lượng dạy học, có cơ chế phản hồi và điều chỉnh khi cần thiết.
Công khai thông tin trung tâm: chương trình học, học phí, giáo viên, thời gian học, kết quả học tập (nếu có).
4.3. Trách nhiệm về cơ sở vật chất và an toàn
Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất an toàn, vệ sinh, thoáng mát, phù hợp với số lượng học viên.
Trang bị đầy đủ thiết bị dạy học, phòng cháy chữa cháy, hệ thống chiếu sáng, thoát hiểm.
Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh, học viên trong suốt quá trình học tập tại trung tâm.
4.4. Trách nhiệm quản lý, tài chính, báo cáo
Lưu trữ đầy đủ hồ sơ học viên, giáo viên, chương trình giảng dạy, biên bản kiểm tra, hợp đồng lao động…
Kê khai và nộp thuế đầy đủ theo quy định (thuế môn bài, thuế TNCN, TNDN… nếu có).
Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu từ cơ quan quản lý giáo dục.
Ký hợp đồng rõ ràng với người lao động và người học (nếu có thu phí).
4.5. Trách nhiệm trong xử lý vi phạm và đình chỉ
Nếu bị phát hiện vi phạm như: không đủ điều kiện hoạt động, thu phí sai quy định, hoạt động trái phép…, trung tâm sẽ bị:
– Cảnh cáo, xử phạt hành chính
– Đình chỉ hoạt động có thời hạn
– Thu hồi giấy phép nếu vi phạm nghiêm trọng hoặc tái phạm nhiều lần
DỊCH VỤ TƯ VẤN XIN CẤP PHÉP THÀNH LẬP CÁC TRUNG TÂM KHÁC THỰC HIỆN DỊCH VỤ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của xã hội, nhu cầu về giáo dục và đào tạo ngày càng trở nên cấp thiết. Việc thành lập các trung tâm bồi dưỡng văn hóa không chỉ đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao kiến thức và kỹ năng cho học sinh, sinh viên mà còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho xã hội.
Bên cạnh đó, sau khi Thông tư 27/TT-BGDĐT có hiệu lực, việc mở các lớp dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường bắt buộc phải đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật thì nhu cầu thành lập các trung tâm bồi dưỡng kiến thức, trung tâm đào tạo kỹ năng sống,… ngày càng tăng cao, đặc biệt đối với các đơn vị có quy mô dạy học lớn.
Với đội ngũ Luật sư/ Chuyên viên am hiểu và có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực pháp lý doanh nghiệp, giấy phép con, Luật Hùng Phúc cung cấp Dịch vụ xin cấp phép thành lập các trung tâm khác thực hiện dịch vụ giáo dục thường xuyên bao gồm:
– Trung tâm ngoại ngữ, tin học;
– Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa;
– Trung tâm giáo dục kỹ năng sống;
– Trung tâm tâm bồi dưỡng kiến thức, văn hóa, nghệ thuật;
– Các trung tâm khác thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực làm việc, cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng sống,…
LIÊN HỆ TƯ VẤN
- Quyết định số 130/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Ban hành Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030.
- Mẫu số 03. Hợp đồng mua bán/thuê mua nhà ở riêng lẻ
- Mệnh giá tối thiểu của cổ phần là bao nhiêu khi mở công ty?
- Bị cắt giảm nhân sự, người lao động có được bồi thường
- Cách tính tiền lãi do chậm đóng BHXH?