Mức đóng bảo hiểm xã hội của giáo viên năm 2023

Tham gia bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo hỗ trợ cho giáo viên những người lao động khi ốm đau, gặp khó khăn trong cuộc sống. Vậy mức đóng bảo hiểm xã hội của giáo viên hiện nay là bao nhiêu?

1. Giáo viên phải đóng những loại bảo hiểm gì?

Các trường học công lập được xác định là đơn vị sự nghiệp công lập nên giáo viên giảng dạy tại đó được phân thành 02 loại:

– Giáo viên là viên chức được tuyển dụng vào làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

– Giáo viên được tuyển dụng vào làm việc theo chế độ hợp đồng lao động.

Trong khi đó, giáo viên tại các trường học tư thực hiện theo chế độ hợp đồng lao động, hưởng lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động.

Dù cho ký hợp đồng lao động hay hợp đồng làm việc thì giáo viên cũng đều phải đóng 03 loại bảo hiểm bắt buộc sau đây:

– Bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Theo điểm b, c khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên và viên chức là những đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc. Do đó, giáo viên phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

– Bảo hiểm y tế:

Căn cứ Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên và viên chức thuộc diện tham gia bảo hiểm y tế theo nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng. Vì vậy, giáo viên khi đi làm sẽ phải đóng cả bảo hiểm y tế.

– Bảo hiểm thất nghiệp:

Theo khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm, người lao động phải phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên. Do đó, giáo viên khi đi làm cũng phải đóng bảo hiểm thất nghiệp.

mức đóng bảo hiểm xã hội của giáo viên năm 2023
Mức đóng bảo hiểm xã hội của giáo viên năm 2023 (ảnh minh hoạ)

2. Cập nhật mới nhất về mức đóng bảo hiểm xã hội của giáo viên

Căn cứ Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, hằng tháng giáo viên sẽ phải đóng bảo hiểm với số tiền bằng 10,5% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Trong đó, tỷ lệ đóng hằng tháng của từng loại bảo hiểm được quy định như sau:

Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm y tế

Tổng

8%

1%

1,5%

10,5%

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của giáo viên được xác định như sau:

– Giáo viên ký hợp đồng làm việc các trường công lập thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

=

Tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm

+

Phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có)

– Giáo viên ký hợp đồng lao động thực hiệnchế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

=

Mức lương theo công việc, chức danh

+

Phụ cấp lương

+

Các khoản bổ sung mang tính chất cố định, được trả thường xuyên ở mỗi kỳ trả lương

Trong đó, mức tiền lương tối đa làm căn cứ đóng BHXH = 20 lần mức lương cơ sở.

3. Ngoài lương, phụ cấp thâm niên giáo viên có tính đóng BHXH không?

Khoản 2 Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP nêu rõ, phụ cấp thâm niên được trả cùng kỳ lương hàng tháng, đồng thời được dùng để tính đóng và hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Do đó, tiền phụ cấp thâm niên của giáo viên sẽ được cộng dồn để tính đóng bảo hiểm xã hội.

Căn cứ Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP, nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc đủ 5 năm (tức đủ 60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, cứ đủ 12 tháng được tính thêm 1%.

Tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng được tính như sau:

Mức tiền phụ cấp thâm niên

=

Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng

x

Mức lương cơ sở

x

Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.