06 VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CẦN LƯU Ý KHI KHỞI NGHIỆP

Khởi nghiệp là quá trình gian nan đòi hỏi các startup phải có chiến lược kinh doanh cụ thể rõ ràng đồng thời các starup cũng cần nằm rõ các vấn đề pháp lý để đưa doanh nghiệp phát triển bền vững, thịnh vượng. Dưới đây, Luật Hùng Phúc xin chia sẻ tới các Starup “ 06 vấn đề pháp lý cần lưu ý khi khởi nghiệp ”.

Lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp:

Trước hết, khi khởi nghiệp, các starup cần xác định rõ định hướng kinh doanh của công ty đặc biệt là lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp. Doanh nghiệp cần lưu ý chọn ngành nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020.

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Theo Luật Doanh nghiệp Luật số: 59/2020/QH14 thì hiện nay bên cạnh doanh nghiệp nhà nước có 05 loại hình doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh. Khi mới thành lập, công ty nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp với nhiều sáng lập viên như công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần, bởi một doanh nghiệp muốn hoạt động lâu dài cần có sự đóng góp và trách nhiệm của nhiều người để cùng nhau gánh vác công ty, mỗi thành viên sẽ đưa ra những quyết định sáng suốt, thông minh để đưa doanh nghiệp phát triển thay vì một người như loại hình doanh nghiệp tư nhân hay công ty TNHH một thành viên.

Đăng ký vốn không đúng với thực tế

Doanh nghiệp đăng số vốn khủng để thể hiện tầm cỡ của doanh nghiệp nhưng không có khả năng góp đủ vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gây rắc rối liên quan đến kê khai thuế. Do vậy để thuận lợi cho quá trình kê khai thuế, doanh nghiệp góp đủ số vốn đã đăng ký góp. Việc không góp đủ vốn khi đến hạn, doanh nghiệp phải đăng ký giảm vốn theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích của các thành viên, cổ đông.

Vấn đề quản trị doanh nghiệp và thuế

Các startup hiện nay chỉ quan tâm đến việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường nhưng bỏ qua vấn đề về quản trị doanh nghiệp và thuế. Việc quản trị doanh nghiệp là cần thiết để giao nhiệm vụ, quyền hạn cho các thành viên để từng người hiểu rõ vai trò của mình trong công ty và làm tốt chức năng nhiệm vụ của mình  để đảm bảo bộ máy của công ty được hoạt động hiệu quả. Còn vấn đề thuế, có những đơn vị tự kê khai thuế nhưng thiếu hiểu biết về pháp luật thuế cơ bản, thậm chí dẫn đến bị xử phạt do không kê khai thuế hoặc kê khai thuế sơ sài. Cho dù không có doanh thu, hay “báo cáo trắng”, doanh nghiệp vẫn cần chú ý kê khai, báo cáo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ

Do khả năng hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên nhiều doanh nghiệp có những nhãn hiệu sử dụng hiệu quả nhưng lại không đăng ký bản quyền dẫn đến bị nơi khác đăng ký trước và giành bản quyền về họ. Do vậy, doanh nghiệp cần chú trọng về vấn đề này để tránh những hậu quả cũng như tranh chấp pháp lý liên quan. Đây là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp đã phải trả cái giá rất đắt trong khi chi phí đăng ký ban đầu không hề lớn. Về luật nếu không được sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu mà công ty sử dụng dấu hiệu trùng, gây nhầm nhẫn hoặc tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó thì được coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.

Sử dụng các mẫu hợp đồng có sẵn trên internet

Do khi ban đầu thành lập, số lượng nhân viên làm việc còn hạn chế, doanh nghiệp chưa chú ý soạn thảo các hợp đồng lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động , hợp đồng kinh tế với đối tác, ….mà lấy sẵn trên internet rồi đem về dùng cho doanh nghiệp mình, điều đó có thể là chưa phù hợp rất dễ gây nên tranh chấp khi có các vấn đề xảy ra vì điều khoản hợp đồng không rõ ràng.

phapluatdoanhnghiep.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.